Saturday, May 31, 2008

Phương pháp truyền năng lượng tiến

Phương pháp truyền năng lượng tiến
(Motivation Speaking)
Nguyên Túc Nguyễn Sung

I. Mở Đề

Ý tưởng cho bài tham luận này xuất phát từ trại huấn luyện Adục Lộc Uyển Miền Tịnh Khiết 2003 vừa qua, những bài học từ các anh chị (anh bạch Hoa Mai, chị Vương Thuý Nga...), trao đổi email với Thầy Thích Hạnh Tuấn, bài giảng “Hai Hướng Vận Hành Tâm Lý”[1]của thầy Thích Chơn Thiện.

Thưa quý anh chị, Trưởng, có thể nôm na nói rằng, chúng ta có ba nguồn năng lượng cho mình.  Một là năng lượng từ quý Thầy cô truyền giảng, hai là năng lượng từ các anh chị em, và ba là năng lượng huân tập của chính mình. Nếu có hai hướng vận hành cho nguồn năng lượng này, đó có thể là hướng Tiến (positive) và hướng Lùi (negative). Hướng Tiến đem lại năng lượng hạnh phúc, sách tấn nhau cùng tu học, làm việc; ngược lại hướng Lùi tạo sự mệt mõi, chán nản và làm việc không hiệu quả.

Trong phạm vi bài tham luận này, Nguyên Túc xin được trao đổi về một thử nghiệm chuyền năng lượng Tiến cho các em trong mỗi lần họp mặt với nhau. Mục đích của bài viết gợi lên một điểm mới trong chương trình tu học của bản thân Nguyên Túc, tuy nhiên chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, đó cũng là một trong những mục đích của tinh thần Trại Sinh Huyền Trang.

II. Luận

Một trong những môn học của khoa diễn thuyết công cộng là khoa Motivational Speaking, tạm dịch là môn nói chuyện để sách tấn tinh thần. Với GĐPT chúng ta ở Hoa Kỳ, các em thế hệ thứ 3, sinh ra và lớn lên tại Mỹ, các em học và sống gần gũi với văn hóa người Bản Xứ, như vậy, vấn đề là ở chỗ làm sao Trưởng chúng ta nói ngắn gọn, đúng đường Bát Chánh để sách tấn được tinh thần các em.

Dựa trên những điểm cơ bản đó, Nguyên Túc thử đưa ra một bài nói chuyện để sách tấn tinh thần anh chị em, mà chúng ta có thể thử nghiệm tại các Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng.

Bài Nói Thử Nghiệm


Tựa: 'Truyền Năng Lượng cho nhau để đi đến sự đồng hành và luôn tinh tấn' (Inspiring our young members to Take Action and Make a Difference)

Phần A: CÙNG HIỂU


a. Ta Là Ai? Khi biết ta là ai, sẽ thẹn thùng biết mấy, xưa nay ta miệt mài, chỉ tự mình lay hoay. Một trong những chuyện đáng làm là hãy trò chuyện với chính mình.
(Anything worth doing is worth doing TALKING TO YOURSELF.)

b. Công thức của sự Thất Bại, dẫn đến Đau Khổ, Thất Vọng
'Biết mà vẫn cứ làm vài lỗi, hoặc làm sai điều gì đó; lập đi lập lại mỗi ngày'
(Committing a few ERRORS in judgement and repeat them everyday)

Những lỗi nhỏ trong mọi sự đều có khả năng dẫn đến tai họa lớn.
(Every single error can lead to disaster.)

c. Công thức của sự Thành Công, dẫn đến Hạnh phúc, Hy Vọng
'Thực hành giới luật mình có thể làm được và lập đi lập lại mỗi ngày.'
(Practicing a few simple Disciplines and repeating them everyday)

'Vạn pháp tương tác' (Everything AFFECTS Everything)

Phần B: CÙNG LÀM


a. Cố gắng làm một Trưởng gương mẫu, tiến bộ từng ngày, tiến tới hoàn thiện
(Strive to set example, PROGRESS, not yet PERFECTION)

b. Viết Xuống, Thực hành, và Quán sự việc
(Write It, Do It, and Track It)

c. Trả lời các câu hỏi; việc gì đang được làm tốt? Ta nên thay đổi điều gì để việc đó được làm tốt hơn?
(What is working well? What do I have to change to improve it?)

d. Khi các tiêu chuẩn đánh giá của mình Rõ Ràng và được chấp nhận bởi các em, thì sự giải quyết vấn đề của mình dễ dàng hơn.
(When my standards are clear and lived with our young brothers and sisters, my decisions are always easier.)

e. Là một Trưởng, chúng ta tạo sự tin tưởng chắc chắn và truyền sự tin tưởng đó cho các em qua hành động của mình.
(As a leader, I create certainty and can rally my team to believe in what I am doing).

Ông Benjamin, nhạc trưởng của dàn nhạc giao hưởng Boston, có nói, công việc của người lãnh đạo là nhà bào chế sự hăng say. (The job of the leader is to be a dispenser of enthusiasm)

f. Là một Trưởng, chúng ta là những người khuyến khích nhằm đưa tinh thần đồng đội lên cao; chúng ta đừng nên phàn nàn, nản chí.
(I am an Encourager who builds everyone on the team up. I will not Complaint.)

g. Là một Trưởng, cống hiến lớn nhất của chúng ta cho các em là sự tiến bộ và sự tỉnh thức của chính bản thân mình.
(The best gift I can give to my young brothers and sisters is my own personal growth and mindful happiness)

h. Các bậc cha mẹ gởi con em cho chúng ta TRƯƠ'C hết là vì những công việc chúng ta làm. Hơn nửa, nếu các bậc cha mẹ biết Chúng Ta Là Ai, họ sẽ tin tưởng ở chúng ta, bảo trợ chúng ta, và giới thiệu chúng ta. Đó là điểm cơ bản để phát triển tổ chức.
(Parents will send their young to us ONCE because WHAT WE DO; they will trust us, be loyal, and refer us because if WHO WE ARE. That could be the turnkey to expand our GĐPT organization)

i. Hãy sạc đầy năng lượng cho mỗi lời nói, mẫu thoại, cuộc họp mặt với các em, và ngay cả khi chúng ta mở cửa bước vô nhà.
(Let's get charged with positive energy for every word, every conversation, every meeting with our members, and even when I walk in the door at home)

III. KẾT - Chuyển Hóa Năng Lượng

Thưa quý anh chị, tất nhiên không phải lúc nào ta cũng có đày một bình năng lượng tiến. Rất nhiều lúc trong ta chứa rất nhiều năng lượng lùi. Giả sử chúng ta đo mức năng lượng của chúng ta dùng thang điểm 10. Nếu trước một sự việc, chúng ta thấy rằng mức năng lượng của chúng ta, không đủ 10, đó là lúc chúng ta cần thay đổi ở mình một điều gì đó, vì tích tắc chúng ta có thể truyền loại năng lượng lùi cho các em mình. Chuyển hóa những vấn đề khó khăn thành những thử thách cho mình. Chuyển hóa những giới hạn thành những cơ hội để vượt tiến.

Thực hành 10 điều Tâm Niệm[2] để chuyển hóa năng lượng lùi thành năng lượng tiến.

Chúc các anh chị em luôn có được một bình năng lượng Tiến sẵn sàng truyền cho nhau trên con đường làm Trưởng.

'Có đổi thay, phải chăng mình ta thôi?' (lời các Sư cô ở Thiền Viện Viên Chiếu)

Lưu Chú

[1] http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/161-huongvanhanhtamly.htm
[2] 10 Điều Tâm Niệm

1. Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh.
2. Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.3. Cứu xét tâm tính thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sự học không thấu đáo.4. Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.5. Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành sinh lòng khinh thường, kiêu ngạo.6. Giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.7. Với mọi người đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.8. Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ.9. Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.10. Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân quả chưa tiêu.

No comments: