Saturday, December 22, 2007
The Road Not Taken
Robert Frost
Two roads diverged in a yellow wood,
And sorry I could not travel both
And be one traveler, long I stood
And looked down one as far as I could
To where it bent in the undergrowth.
Then took the other, as just as fair,
And having perhaps the better claim,
Because it was grassy and wanted wear;
Though as for that the passing there
Had worn them really about the samẹ
And both that morning equally lay
In leaves no step had trodden black.
Oh, I kept the first for another day!
Yet knowing how way leads on to way,
I doubted if I should ever come back.
I shall be telling this with a sigh
Somewhere ages and ages hence:
Two roads diverged in a wood, and I --
I took the one less traveled by,
And that has made all the difference
Con Đường Chưa Đi
Robert Frost
Đường chia hai ngã giữa rừng vàng
Làm sao ta rẻ được cả hai
Lữ khách chần chờ nhìn xa mãi
Một lối cong cong ở cuối đường
Rồi quay lại, nhìn thêm lối khác
Cỏ phủ nguyên sơ gọi mời chân
Có lẻ đường này tôi nên bước
Vắng dấu người qua, dạ bâng khuâng!
Sáng đó, cả hai đường yên ả
Phủ lá vàng nguyên, chưa dấu chân
Thôi! Đành dành lối cong cong trước
Cho một lần sau, khó hẹn ngày!
Lời kể chen thêm tiếng thở dài
Đâu đó nhiều năm cứ mãi trôi:
Đường chia hai ngã trong rừng lạ
Tôi chọn ngã đường ít kẻ qua
Và đó đời tôi đã đổi thay!
(Nguyên Túc chuyển ngữ)
Saturday, August 18, 2007
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Tu kho^ng the^? nghi?
- Bạch sư cụ, con bị ghẻ nặng quá!
- Con về nhà hãy điều trị bằng cách tắm cho sạch cho kỹ xem sao.
Một tháng sau, chú tiểu lại lên núi vừa gãi vừa nói:
- Không khỏi, sư cụ o+i!
- Thế con tắm thật kỹ chưa?
- Dạ, con đã thử, nhưng chỉ ngừng điều trị một thời gian thì lại tái phát.
Thì ra phải tắm hoài sao ?
Wednesday, July 25, 2007
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Nghe hay không nghe!
Hai anh em giận nhau; sinh ra ở riêng, riết rồi thành hàng xóm của nhau. Buổi sáng, một ông vác cần câu ra đường, ông kia đứng ở hiên nhà hỏi:
- Ông đi câu cá đấy ư?
- Không, tôi đi câu cá đây!
- Thế mà tôi tưởng ông đi câu cá.
Lời Bình: "All things start with a conversation" - "Mọi chuyện trên đời bắt đầu bằng lời đối thoại" (chutieu) Hết bài viết "Tình hình ..." này tới bài viết "tình hình..." khác phải chăng là lời đối thoại cần có để anh em có cơ hội ngồi lại với nhau ? Hay Lục hòa chỉ là bài ca mình hát chơi cho phải đạo ?
chutieu
Monday, July 23, 2007
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Hie^.n Ti`nh ... La.c quan kho^ng?
Một anh nọ rủi ro bị tai nạn, cụt mất một cánh tay, đọc bài khắp nơi về câu chuyện của mình.
Anh buồn lắm, nghĩ rằng mình chẳng còn làm nên trò trống gì nữa, bèn lang thang đi ra bờ sông tính chuyện quyên sinh. Ra tới nơi, bỗng anh thấy một chàng khác cụt cả hai tay đang đứng đó, vừa cười vừa nhảy nhót trông rất vui vẻ. Anh ta ngạc nhiên lắm bèn tới hỏi:
- Này anh ơi, tôi mất có một cánh tay mà đã thấy buồn muốn chết, tại sao anh mất cả hai tay lại có thể vui vẻ hạnh phúc như vậy được?
Anh kia vẫn không thôi nhảy nhót và cười, vừa thở hổn hển vừa nói:
- Anh... làm ơn... nhặt... hộ... con kiến... trong nách tui... nhột quá!
Ghi Chú: Chuyện GĐPT mình lúc này, cười ra nước mắt, chỉ buồn khi những anh chị Trưởng cầm chèo giữ lái im lặng đồng tình với những bài viết thọc léc nhau. Hội đồng Minh Nghĩa không biết bây giờ có còn không?Chutieu
[Hư Hư Thật] Đi Đời Nhanh quá
Có một Bồ Tát hạ thế độ sanh ở cỏi Tabà, quốc độ Hoa Kỳ. Bồ Tát không rành tiếng Anh lắm, nhưng Bồ Tát rất cố gắng để hội nhập.
Sau khi hạ thế, Bồ Tát đi ra đường dạo chơi thì thấy một đám cưới linh đình đi ngang. Bồ Tát bèn hỏi một người bộ hành đang đứng bên cạnh:
- Who?
Người kia:
- I don't know.
Bồ Tát gật gù ra chiều đã hiểu, xong đi dạo tiếp. Đến chiều Bồ Tát lại thả bộ đi bộ về Chùa thì lại thấy một đám ma rất lớn đi ngang. Bồ Tát lại hỏi người đứng gần đó:
- Who?
Người kia trả lời :
- I don't know.
Bồ Tát chép miệng than:
- Ôi, Ta bà tội quá! Tội quá! mới làm đám cưới sáng nay mà chiều đã... chết rồi.
Saturday, July 21, 2007
Từ Ái, Minh Tuệ và Uy Dũng
Đó là 3 tính cách, cũng là 3 hạnh lớn của nhà sư Huyền Trang. Hành trình thỉnh kinh của Ngài là một trong những cuộc du hành vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc du hành vạn dặm, vượt qua trăm núi ngàn sông, muôn trùng hiểm trở để mang lại Tam Tạng Kinh Điển phổ hoá Phật pháp cho nhân dân Trung hoa nói riêng, và cho nhân loại nói chung.
Lòng Từ Ái của Ngài nở hoa Đại Bi khi Ngài phát Bồ Đề Tâm, tu tập cả cuộc đời, xả thân, quyết đạt Đạo cả, truyền lưu sâu rộng đạo pháp Thích Ca. Chân Minh Tuệ của Ngài hội khai Đại Trí khi Ngài vượt thắng 17 năm chân cứng đá mềm tìm kinh học Đạo và 19 năm không mệt mỏi dịch giải hơn 1300 kinh sách. Đức Uy Dũng của Ngài là hiện thân của vị Bồ Tát Bất Thối Chuyển, nội ma ngoại chướng không hề lay đng chí nguyện tìm kinh và xiển dương đạo Pháp.
Qua 12 tập hồi ký du hành Tây vực của Ngài, chúng ta thấy được đức hạnh của Ngài lan tỏa qua từng trang chữ, từng sự kiện. Và đức hạnh Đại Bi, Đại Trí và Đại Dũng của Ngài hàng phục bao ma vương, chướng khí để đến Đất Phật và mang kinh sách trở về quê nhà. Cuộc đời công hạnh và sứ mệnh trưởng tử Như Lai của Ngài đã vượt thời gian và không gian. Thời gian trở nên một đơn vị đo lường thật nhỏ nhoi so với logic trùng trùng bất tận Duy Thức luận, và không gian năm châu bốn bể ngày nay thừa hưởng kho tàng kinh điển vô giá do Ngài dịch giải. Nhất là huyền thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh đã đi vào lịch sử nhân loại, như một huyền sử có một không hai của loài người.
Tổ chức GĐPT Việt Nam noi bước chân Ngài ươm mầm Bi Trí Dũng nở hoa Bồ Tát Đạo, dấn thân vào cuộc đời. Trại Huấn Luyện Huyền Trang là hành trình vượt thắng gian lao thử thách của một Trưởng chịu trách nhiệm thịnh suy của một đơn vị tổ chức. Đó chỉ là phần du hành thỉnh kinh. Phần còn lại là quá trình Huyền Trang đến Vạn Hạnh, một quá trình huân tập như 19 năm khổ luyện dịch giải kinh sách của Ngài hoằng pháp độ sanh.
Chúng tu học Trại sinh Huyền Trang III - miền Thiện Hoa chọn sa mạc GOBI và tiếng reo TIẾN cho tên Chúng của mình, với hạnh nguyện vượt qua sa mạc hiểm trở này để đến một khởi điểm quan trọng trong đời làm Trưởng. Dù sa mạc Gobi, ngày nóng như lửa thiêu, đêm lạnh như băng giá, nguy hiểm chực chờ từng bước chân, đoàn Gobi Tiến! Không quản ngại vì niềm tin vào Đạo Pháp, vào Tổ chức GĐPT và vào tương lai đàn em trong sự trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Ngàn dặm dài, GoBi rực sáng hồng Tâm
Ðường Ðại Thừa, GoBi tưới mưa Cam Lồ
Tâm Ðại Bi, Huyền Trang xóa tan ngàn năm hoang vu
Dũng Trí Ðoàn Lam thắp đuốc bước theo chân Ngài
Tâm sự của Một Cây Nến Nhỏ
Vẫn như đêm/ngày tiếp nhận nhau, chuyện sáng/tối phải chăng cũng chỉ là hiện tượng sai biệt của tâm vọng động. Hãy giữ cho bền ngọn nến trong tâm chúng ta, chuyện sáng/tối; đêm/ngày vốn chỉ là một.
Tiếp theo "Ðôi lời góp ý" của người Anh Trưởng phương xa Nguyên Mẫn Lê Viết Lâm, Hoa Ðàm xin được giới thiệu đến bạn đọc mẫu tâm sự nho nhỏ của Cây Nến Nguyên Túc, vốn là gương mặt quen thuộc rất thân mến của Nhà Lam, nhất là với Gia đình Huyền Trang 3 - tưởng cũng xin mạn phép giới thiệu thêm - Nguyên Túc từng là Thủ khoa của Trại huấn luyện này.
Cuối cùng, cảm ơn tấm tình của anh Nguyên Mẫn cũng như Nguyên Túc, đã đáp lại lời kêu gọi của Diễn Ðàn Hoa Ðàm, góp lên tiếng nói tích cực tươi mát trên đường về Miền Hợp Nhất: Ðại Hội Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Chuyện của 60 năm về trước…
Giữa Ngày và Đêm. Một người Anh lấy một cây đèn cầy nhỏ ra khỏi hộp, thắp đèn sáng lên, và lặn lội leo lên một ngọn đồi, nơi có một cái cầu thang xoắn cao tót vót.
Cây đèn cầy hỏi:
- Này anh ơi, chúng ta đi đâu vậy?
- À, chúng ta đi lên một nơi cao thật cao để chỉ đường cho các con tàu vào bến đậu
- Nhưng các tàu thuyền làm sao nhìn thấy ánh sáng của em, vì nó quá nhỏ bé
- Nến ơi, dù ánh sáng nhỏ bé, nhưng nến cứ tỏa sáng hết sức của mình, những việc còn lại để ta lo liệu.
Sau khi leo hết các bậc thang, cả hai đến một cái đèn thật lớn. Người Anh dùng lửa ngọn nến nhỏ mồi lên ngọn đèn lớn.
Ngọn hải đăng bừng sang để bắt đầu công việc dẫn đường của mình đêm đó.
Và hàng đêm như vậy, hết ngọn nến nhỏ này đến ngọn nến nhỏ khác sáng trọn sức của mình cho ánh sáng lớn của ngọn hải đăng, góp phần vào lợi ích chung.
Chuyện của ngày hôm nay...
Thưa quý anh chị em, bao thế hệ đoàn sinh chúng ta đã đi qua, bao nhiêu ngọn nến nhỏ đã thắp lên trọn vẹn, và mong chờ một ngọn hải đăng đứng vững chải, sáng trường cửu để hướng dẫn con thuyền GĐPT. Ngọn Hải Đăng thắp từ hơn 60 năm qua vẫn sáng ngời trong nước, cho dù bao nhiêu thế lực hòng ngăn chặn, cản phá sự phát triển và truyền thừa của tổ chức chúng ta.
Giữa Ngày và Đêm. Những con thuyền ly hương mưu cầu cuộc sống tự do hạnh phúc. Một ngọn Hải Đăng mọc lên ở châu Mỹ. Một ngọn Hải Đăng mọc lên ở châu Úc. Một ngọn Hải Đăng mọc lên ở châu Âu và các châu khác. Ngọn đồi nơi có một cầu thang xoắn ngày xưa, bây giờ càng khó khăn trăm vạn lần qua mưa sa gió táp ... bao nhiêu thế hệ cây nến đã thắp trọn đời mình, bao nhiêu thế hệ cây nến tắt giữa chừng vì đường gió xa xôi... những hộp nến càng lúc càng vơi đi ... Nhiều ngọn nến không đợi nỗi mục đích cuối cùng, bị chi phối bởi hoàn cảnh đã vươn lên làm thành những ngọn Hải Đăng nhỏ. Đàn em của chúng ta ví như những con thuyền đã lênh đênh càng lênh đênh, đã lạc lõng càng lạc lõng hơn khi không biết phải hướng về một ngọn Hải Đăng nào. Và những ngọn nến nhiệt thành kia vẫn đêm đêm cháy sáng mà không biết lửa tâm mình có về được ngọn Hải Đăng trong câu chuyện 60 năm trước hay không.
Giữa Ngày và Đêm. Tất cả những ngọn nến quần tụ, chuyền cho nhau ánh sáng tình thương, trí tuệ, và tinh thần dũng tiến, để cùng thắp lên một ngọn Hải Đăng chung.
Giữa Ngày và Đêm. Anh chị em ơi, hãy thắp sáng lên ngọn nến nhỏ của mình, đừng ngồi yên nguyền rũa đêm đen.
Giữa Ngày và Đêm. Mong gặp các anh chị em.
Hạnh phúc gia đình và hạnh phúc Gia đình Phật tử
Hạnh phúc gia đình
và hạnh phúc Gia đình Phật tử
LỜI DẪN: Cảm nhận tâm tình của Diệu Nguyệt qua bài viết "hợp nhất gia đình, hợp nhất Gia đình Phật tử", Nguyên Túc đã gởi trao đến chúng ta bài tham luận nhan đề: "hạnh phúc gia đình và hạnh phúc Gia đình Phật tử".
Ý tưởng trong bài viết này cho dù đã từng được chia sẻ với cộng đồng lam viên Huyền Trang 3, nhưng vẫn còn rất mới với nhiều anh chị em chúng ta đang ở đâu đó khắp nơi trên quả địa cầu, nhưng lại có chung một màu áo Lam, một Hoa Sen Trắng, nên chuyện "gia đình", và chuyện "Gia đình Phật tử" đâu phải là "chuyện của riêng ai".
Hôm nay nói với nhau, là mong sao mỗi chúng ta xây dựng được niềm hạnh phúc "gia đình" để duy trì lâu bền và trong sáng niềm "hạnh phúc của Gia đình Phật tử". Ngược lại, tạo dựng niềm "hạnh phúc Gia đình Phật tử" trên nền tảng gìn giữ vững bền niềm "hạnh phúc gia đình". Mong thay!
I. Mở Đề
Phần lớn anh chị em Huynh Trưởng trẻ (Huyền Trang 3) chúng ta đã hoặc đang bước vào ngưởng cửa lập gia đình, có con cái và xây dựng một tổ ấm gia đình riêng. Bên cái bề bộn trăm công ngàn việc của công sở, gia đình, chăm sóc con cái, và nhất là Phật sự GĐPT . . . có thể chúng ta ít có lúc thật sự quan tâm đến vấn đề Hạnh Phúc Gia Đình và vai trò của Htr. chúng ta trong việc xây dựng một Gia Đình hạnh phúc và một GĐPT hạnh phúc.
Thưa quý anh chị! Với khoảng thời gian từ Lộc Uyển đến Huyền Trang (15 năm), không thể gọi là dài so với các anh chị Trưởng tóc bạc da sương, nhưng cũng không thể gọi là ngắn khi quan tâm đến vấn đề Hạnh Phúc Gia Đình.
Trong phạm vi bài tham luận này, Nguyên Túc xin được trao đổi về Hạnh phúc gia đình và vai trò của một HTr. Liên Đoàn Trưởng nói riêng và HTr. nói chung từ việc xây dựng một gia đình riêng hạnh phúc đến một GĐPT hạnh phúc. Mục đích của bài viết gợi lên sự thiếu sót trong chương trình tu học của Huynh Trưởng cụ thể về vấn đề Hạnh Phúc Gia Đình; mong các anh chị Trưởng quan tâm, nghiên cứu sâu hơn.
II. Luận
1. Định Nghĩa
Hạnh Phúc: Hạnh phúc thường được ví von như một chiếc chăn ngắn - chúng ta kéo phủ ấm đằng đàu thì lạnh đằng chân, hay phủ ấm đằng chân thì lạnh đằng đầu. Nếu vậy, chỉ cần vạn sự an lành, đắc cầu như ý là Hạnh phúc rồi !
Hạnh Phúc Gia Đình: (Theo nghĩa hẹp) Vợ chồng con cái hòa thuận, an vui, nồng thắm, nhiều tiếng cười từ trong nhà ra ngoài ngõ. (Theo nghĩa rộng) Hạnh phúc Gia đình là một vấn đề lớn, được quan tâm không chỉ bởi HTr. chúng ta, mà cả mọi người khắp nơi không phân biệt ranh giới quốc gia hay màu da chủng tộc; vấn đề mà nhân loại quan tâm từ xưa tới nay, bao nhiêu tìm tòi, nghiên cứu . . . thiết tha tìm một câu trả lời.
Huynh Trưởng chúng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề hạnh phúc gia đình; vì hạnh phúc gia đình liên qua trực tiếp đến Đời Huynh Trưởng và trách nhiệm hướng dẫn dìu dắt đàn em.
Thật là khó khăn bao nhiêu khi phải trả lời câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng vun đắp hạnh phúc Gia Đình? Cảm nhận về Hạnh phúc gia đình giống như uống một cốc nước, lạnh nóng thì ai uống nấy biết.
2. Hôn Nhân
Trong một buổi hội thảo (2 tiếng đồng hồ) về HTr. và Tình Yêu đôi lứa do các anh chị BHD Miền Tịnh Khiết tổ chức năm 1999, các anh chị đưa ra vấn đề Ngưởng Cửa Hôn Nhân với các HTr. tham dự, tuy nhiên 2 tiếng đồng hồ không đủ để thảo luận một đề tài lớn như vậy. Ở đây, Nguyên Túc xin được ghi lại vài khái niệm của HÔN NHÂN trong xã hội chúng ta.
Hôn Nhân Khế Ước là cuộc hôn nhân dựa trên điều kiện mà cả hai bên đều đồng ý. Điều kiện hôn nhân có thể là điều kiện vật chất, sức khỏe, ngoại hình, môn đăng hộ đối . . .
Hôn Nhân Mặc Ước là kết quả của Ông Tơ bà Nguyệt, như Tiên Duyên tiền định, càng sống với nhau lâu, hạnh phúc sẽ đến. Ông bà cha mẹ đặt sẵn mối cho con cái.
Hôn Nhân Duyên Ước: dựa trên duyên nợ và duyên nghiệp của mình. Khi hạnh phúc là Duyên, khi không hạnh phúc là Nợ; hhi hạnh phúc là Duyên, khi không hạnh phúc là Nghiệp.
Tóm lại, có khái niệm tức là có phân biệt, mỗi khái niệm ƯỚC đều tự hàm chứa một khả năng BỂ ƯỚC dẫn đến sự khủng hoảng đời sống hạnh phúc gia đình. Sau đây là một vài nguyên nhân trong tám vạn bốn ngàn nguyên nhân BỂ ƯỚC:
Sự Nghèo Khổ: Trong ngạn ngữ tiếng Anh, có câu: When poverty comes at the door, love flies out of the window. Tạm dịch là khi nghèo khó vô cửa trước, tình yêu dù của sau.
Ước Mơ Tan Vỡ: Khi thần tượng của mình không còn như xưa nữa
Đam Mê: Đam mê một vấn đề, đối tượng, công việc nào đó, mà bỏ bê phận sự gia đình; kể cả việc Đam mê GĐPT.
Tôn Giáo Dị Biệt: sự bất đồng quan điểm trong tôn giáo ảnh hưởng lâu dài đến hạnh phúc gia đình
Sức khỏe
3. Hạnh phúc Gia Đình của Huynh Trưởng
Nếu ví hạnh phúc như việc đắp một chiếc mền ngắn, thì chính chúng ta tự biết co chân, co tay để có thể phủ ấm cả đầu lẫn chân. Trong bài viết này, xin được rút gọn vấn đề hạnh phúc gia đình với HTr. chúng ta, hiểu đạo hiểu đời, và mong xây dựng hạnh phúc gia đình song song với hạnh phúc gia đình Phật Tử.
Liệu vợ hay chồng mình có hiểu thực sự GĐPT và nghề huynh trưởng hay không?
Liệu con cái mình có hiểu và tự nguyện thành đoàn sinh GĐPT hay không? Con cái mình có tự nguyện dấn thân vào nghề Huynh Trưởng hay không?
Mỗi tuần có bao nhiều giờ cho gia đình, cho gia đình phật tử?
Tương lai sự nghiệp của con cái mình có đi đôi với tương lai của tổ chức GĐPT hay không?
Đồng ý và không đồng ý ? Có 8 vạn bốn ngàn chuyện để đồng ý và không đồng ý, chỉ cần khởi niệm tự ái, chúng ta đã có cải vả và gây nhau.
Hòa Đồng và Bất Đồng? Khi lý và sự không ăn khớp và đi chung với nhau, nếu không HÒA nhau được, chúng sinh ra LUẬN, trong quá trình luận, tâm lý con người là lục lọi tìm kiếm trong kho trí nhớ của mình bao nhiêu dữ kiện xấu, dữ kiện cay đắng . . . để tham gia cuộc LUẬN (chấp, so sánh, phân tích, phê bình, lên án và đôi khi có cả thượng tay hạ cẳng ) mong thỏa mãn phần TÔI của mình. Để rồi, bao nhiêu cái tốt đẹp bị đè bẹp bởi hàng trăm cái xấu, cái Nhân kiến, thiên kiến, định kiến; mỗi ngày một chồng chất thành một kho dữ liệu nội kết, khó mà giải quyết xung đột được. Lúc bây giờ, thực tướng bị giả tưởng che đậy.
Và hàng trăm câu hỏi khác mà HTr. chúng ta phải đối diện hàng ngày, hàng tuần trong chánh niệm xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Như vậy, “Mất Hạnh Phúc Gia Đình” là mầm căn trong mỗi Huynh trưởng chúng ta; gọi là căn bởi vì nó có thể trở thành Bịnh bất cứ lúc nào. Cổ nhân nói rằng, biết được căn của bịnh là đã trị được nửa chứng bịnh rồi. May mắn thay, là Phật tử, chúng ta được học Phật trực tiếp từ quý Thầy, quý thiện tri thức, quý anh chị phương pháp trị chứng bịnh này; vậy có tinh tấn trị hay không là do ở chúng ta mà thôi.
Giả sử, trong ký ức chúng ta chỉ chứa những ấn tượng tốt, nghiệp tốt của nhau; ví dụ, những lời nói xúc phạm vừa ra khỏi miệng đã là khói bay. Quá khứ là quá khứ, chẳng mệt mõi truy tìm, trả quả khứ lại cho quá khứ. Sự đến, tâm hiện điều tốt lành; sự đi, tâm tràn điều vui.
Nếu chúng ta tu tập được như vậy, sống trọn vẹn với phút hiện tại, mỗi ngày thấy ở nhau những điều tốt đẹp trong cái thực tướng đạo đời hòa hợp. Có GĐPT, có các anh chị em là chất keo xúc tác làm mới mỗi phút hiện tại. Hạnh phúc gia đình riêng, một ngày nào đó gần hơn với hạnh phúc GĐPT. Nghề huynh trưởng buồn vui cả đời, hạnh phúc gia đình ảnh hưởng không ít đến điều đó.
4. Thử Tìm Một Giải Pháp
Chương trình tu học của Huynh Trưởng đang chờ nhiều câu trả lời từ mỗI chúng ta.
III. KẾT
Hạnh phúc gia đình của một LĐT ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy của đơn vị GĐPT. Một hạnh phúc hòa hợp giữa đạo và đời là một hạnh phúc viên chân. GĐPT có thể là một giải pháp cho hạnh phúc gia đình; ngược lại hạnh phúc gia đình là một điều kiện cần để chúng ta, những Huynh Trưởng LĐT, phục vụ cho lý tưởng nhà Lam. Vậy nên, chúng ta nên đặt vấn đề tu tập Hạnh Phúc Gia Đình trong chương trình tu học của mình.
Ta^m Thu+ 0 - Vo+'i HT4
TÂM THƯ, MONG CHIA SẺ CÙNG ANH CHỊ HUYNH TRƯỞNG(TRẺ) HUYỀN TRANG 4
Nguyên Túc
Thưa quý ACE,
Có một bài thơ của Robert Frost - Nguyên Túc càng đọc càng thích, và càng suy gẫm nhiều. Nguyên Túc xin được giới thiệu tới các ACE như lời mở đầu cho Tâm Thư đầu tiên gởi ACE Huyền Trang 4., xin được lần lượt chia sẽ cùng các anh chị em.
The Road Not Taken TWO roads diverged in a yellow wood,
And sorry I could not travel both
And be one traveler, long I stood
And looked down one as far as I could
To where it bent in the undergrowth;
Then took the other, as just as fair,
And having perhaps the better claim,
Because it was grassy and wanted wear;
Though as for that the passing there
Had worn them really about the same,
And both that morning equally lay
In leaves no step had trođen black.
Oh, I kept the first for another day!
Yet knowing how way leads on to way,
I doubted if I should ever come back.
I shall be telling this with a sigh
Somewhere ages and ages hence:
Two roads diverged in a wood, and I
I took the one less traveled by,
And that has made all the difference.
(Robert Frost)
"And that made all the difference" hay là "that will make all the difference"!
Con đường ACE chúng ta cùng đi, có thể là con đường chưa từng được mở lối, như đường đi vạn dặm của ngài Huyền Trang lúc khởi sự - kết quả ra sao? Chúng ta chưa biết được, nhưng chúng ta tin rằng chúng ta có đủ duyên lành để làm được một điều có ích cho Đạo Pháp và Dân Tộc.
Bắt đầu như thế này...
Nguyên Túc được may mắn có 2 người Anh hướng dẫn tận tình, quan tâm chu đáo khi trở lại sinh hoạt GĐPT ở HoaKỳ. Hai Huynh Trưởng mà Nguyên Túc luôn đi theo vừa học hỏi vừa coi như tấm gương để mình soi rọi hàng ngày. Một người Anh đã sinh hoạt GĐPT hơn 40 năm, mang cấp Tấn từ quê nhà. Một người Anh sinh hoạt GĐPT hơn 20 năm, mang cấp Tín tại HK. Cả hai Anh đều đóng góp hết mình cho tổ chức, và có thể coi như hai anh. đã rất "thành công" trong phương diện đóng góp cho tổ chức.
Cả hai đều khuyên dạy Nguyên Túc hàng tuần, nhưng mỗi người khuyên mỗi khác. Cả hai đều tin tưởng vào tương lai giáo dục của tổ chức GĐPT, nhưng mỗi nguời có một cái nhìn khác nhau, cách làm khác nhau.
Giả sử, Nguyên Túc chỉ có một người Anh thì mọi chuyện đã dễ dàng. Có hai người anh, mỗi người chỉ dạy mỗi cách khác nhau. Thay vì chấp nhận lời chỉ dạy, Nguyên Túc có một cơ hội so sánh, chiêm nghiệm, và thực hành để rút ra một bài học cho chính mình. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, HT cấp Tấn thì chưa làm hết việc mình muốn làm; HT cấp Tín thì chưa được làm việc mình muốn làm. Cả hai đều coi như đang bắt đầu làm việc với nhiều nỗi lo toan như mọi Huynh Trưởng khác tại xứ Mỹ này: Gia đình, việc làm, việc GĐPT, việc Tu ... Tất nhiên, hai anh Trưởng của Nguyên Túc lại có những quan điểm khác nhau về tổ chức GĐPT tại HoaKỳ.
Ví dụ như: Một anh cho rằng "Tiền bạc có thể là nguồn gốc sẽ ảnh hưởng xấu cho việc phát triển Tổ Chức "; Một anh cho "Không có ngân quỹ sẽ là nguồn gốc ảnh hưởng xấu cho việc phát triển Tổ Chức "
Ví dụ như: Một anh cho rằng "không dạy được tiếng Việt tức là GĐPT sẽ không còn tồn tại nữa"; anh kia thì cho rằng "không phát triển được GĐPT tại Hoa Kỳ nếu GĐPT có chuyển hóa sang tiếng Anh"
Ví dụ như: Một anh cho rằng "tổ chức GĐPT tại Hoa Kỳ phải trực thuộc GHPGVNTN/VP2"; một anh cho rằng "tổ chức GĐPT cần phát triển độc lập như một tổ chức giáo dục lớn tại Hoa Kỳ"
Là một huynh trưởng (nhỏ tuổi sinh hoạt), có hai người anh như vậy, thì thật là khó khăn. Nguyên Túc muốn là một đứa em ngoan, lắng nghe lời các anh chị; nhưng các anh chị nói không giống nhau, làm không giống nhau. Sự tương phản càng rõ nét hơn khi các anh chị chọn đường hướng phát triển cho tổ chức GĐPT tại HoaKỳ. Nguyên Túc bắt đầu tự suy nghĩ về cách nhìn của hai Anh. Nguyên Túc thường tự hỏi "Tại sao anh nói như vậy" Nhờ những câu hỏi tại sao? tại sao? mà Nguyên Túc đặt ra được nhiều câu hỏi cho tổ chức GĐPT tại HoaKỳ.
1. 30 năm qua, tổ chức GĐPT tại Hoa Kỳ qua bao giai đoạn phát triển? đi tới đâu? đạt được gì? và đang ở đâu?
2. Đối tượng chính của tổ chức GĐPT tại Hoa Kỳ là ai trong những thập niên tới?
3. 30 năm tại HoaKỳ - Hoa Kỳ là nơi tạm dung của tổ chức GĐPT? hay là quê hương mới của tổ chức GĐPT?
4. Vai trò của Liên Đoàn Trưởng trước sự thay đổi cần thiết của tổ chức GĐPT tại Hoa Kỳ
5. We CAN'T do it ? or HOW CAN WE DO IT?
6. We DON'T take RISKS to change or we learn to MANAGE RISKS to change?
7. Huynh Trưởng/Đoàn sinh là sản phẩm của tổ chức GĐPT? hay Huynh Trưởng là tài sản của tổ chức GĐPT?
...vân vân và vân vân... nhiều câu hỏi lắm; qua tham khảo, tìm hiểu, và trao đổi với các thành viên của một số hội đoàn lớn tại Hoa Kỳ; Nguyên Túc rút ra được một điều; "bất cứ với tổ chức nào tại Hoa Kỳ, sự khác biệt giữa thiếu phương hướng và khủng hoảng rất rõ ràng. Khủng hoảng chỉ ảnh hưởng tạm thời; nhưng thiếu phương hướng sẽ ảnh hưởng trường kỳ cho tổ chức."
Vậy bắt đầu từ đâu?
Xin Hẹn và Đọc Tâm Thư của Quý Anh Chị
Nguyên Túc*
Ta^m Thu+ II - Vo+'i HT4
TRƯỚC NGƯỠNG CỬA HUYỀN TRANG(4): TÂM THƯ II
Nguyên Túc Nguyễn Sung
And that has made all the difference."
(Robert Frost)
Thưa quý anh chị em Huyền Trang 4, xin được tiếp tục tâm tình với quý anh chị em trong tâm thư này.
1. Vấn Đề Thảo Luận:
Vào năm 1994, tức là sau gần 20 năm tổ chức Áo Lam có mặt tại Hoa-Kỳ, chúng ta có được gần 80 đơn vị gia đình với khoảng 6500 Huynh Trưởng và Đoàn Sinh. Chúng ta biết rằng chúng ta có hàng trăm ngàn đoàn sinh ở Hải-Ngoại, tất nhiên, số lượng đoàn sinh đi sinh hoạt và được ghi lại từ các văn phòng Tổng Thư Ký các miền (ở Hoa-Kỳ) chỉ khiêm tốn ở khoảng 6500, như đã nêu ở trên. Vào năm 2004, tức là sau gần 10 năm sau, có nhiều đơn vị gia đình mới được hình thành, và cũng có những đơn vị tạm nghỉ sinh hoạt. Chúng ta có khoảng 80 đơn vị gia đình với khoảng 3500 Huynh Trưởng và Đoàn Sinh.
Thêm một ví dụ, năm 92, ở một miền có sinh hoạt lớn mạnh và có thực lực nhất Hoa-Kỳ tổ chức trại Anoma-Niliên với 150 trại sinh. Năm 1993, trại Lộc Uyển được tổ chức với 75 trại sinh. Năm 96, Trại ADục còn 46 trại sinh. Đến Trại Huyền Trang 2003, thế hệ Adục 1996 tham dự chỉ có 7 Huynh Trưởng. Sau Trại Huyền Trang 3, tại lễ kết khóa đi dự chỉ có 2 Huynh Trưởng. Như vậy, một Miền mạnh với quá trình huấn luyện 13 năm, từ 150 trại sinh chỉ còn tồn tại 2 Huynh Trưởng tham dự lể kết khóa Huyền Trang 3, mà trong 2 huynh trưởng đó, một anh đã không còn sinh họat với đơn vị gia đình, chỉ sinh hoạt với Miền mà thôi.
Nhiều ý kiến cho rằng chúng ta cần chất chớ không cần lượng? Tất nhiên, Chất hay Lượng, thì chúng ta cũng cảm nhận được rằng tổ chức GĐPT VN tại Hoa-Kỳ đang đứng trước trước sự tuột dốc cấp số nhân về số lượng huynh trưởng và đoàn sinh.
Khi đọc những con số này, chắc có nhiều anh chị nghĩ rằng, "biết rồi, khổ lắm, nói mãi!!" Đúng vậy, vẫn biết rồi, vẫn khổ lắm, nhưng phải nói mãi! Vì chỉ khi nào chúng ta tự nhận thấy, đó là nổi đau của chính mình thì mới cố gắng tìm ra phương cách trị liệu hữu hiệu. Trong vòng 10 năm, bóng câu qua cửa, chúng ta mất đi gần 50 phần trăm đoàn sinh. Đó có phải là sự báo động cần lưu ý của tổ chức chúng ta tại Hoa-Kỳ hay không?
2. Những Thế Hệ Đoàn Sinh Tại Hoa-Kỳ
Thử phân tích các thế hệ đoàn sinh GĐPT VN tại HoaKỳ từ năm 1975 tới nay.
1975-1985: Làn sóng vượt biên, biết và hiểu tiếng Việt, thế hệ này nay đã hơn 30 tuổi; có thể coi thế hệ này nói/đọc/viết tiếng Việt 100%.
1985-1995: vượt biên, bảo lãnh, tị nạn, sinh ra và lớn lên tại Mỹ; thế hệ này nay đã hơn 20 tuổi; có thể coi thế hệ này nói/đọc/viết tiếng Việt 50%.
1995-2005: phần lớn sinh ra và lớn lên tại Mỹ; thế hệ này nay khoảng 10 tuổi đổ lại;có thể coi thế hệ này nói/đọc/viết tiếng Việt 25%
2005+:???
Mỗi giai đoạn trên tương ứng với từng giai đoạn hình thành và phát triển của Tổ Chức GDPT VN tại Hoa-Kỳ, mà đỉnh cao nằm trong 10 năm (1985-1995). Ngày nay, chúng ta đứng trước một giai đoạn mới của tổ chức; tự hỏi chúng ta phải làm gì ? bắt đầu từ đâu với những thế hệ đoàn sinh “made in USA”? Tự hỏi chúng ta nên làm gì khi nội bộ của tổ chức cũng thay đổi theo các giai đoạn trên?
3. Trao Gởi Tâm Tư
Huyền Trang 4 ơi, hãy đọc lại các bài viết của các anh chị
http://www.hoadam.net/05_suchuyentiepcanthiet.htm
http://www.trantrungdao.com/van/thamluangdpt.htm
và lắng nghe tiếng lòng thiết tha, vì sự tồn vong của tổ chức GDPT tại Hải Ngoại. Rất nhiều anh chị em các thế hệ Huyền Trang 1, 2 và 3 mong muốn góp một tay để "kế thừa và phát triển" tổ chức - nhưng ước mơ mai một dần vì cái gọi là "thực tế khắt khe của sinh hoạt" cộng với vấn đề gia đình riêng, cơm áo gạo tiền hàng ngày. Những dấu Hỏi (?), Sắc (') Huyền (`) của các trại Huấn Luyện nay được che lấp bằng những dấu Than (!) của thực tế, để rồi:
“Một chiều đẹp trời như chiều nay, tại đơn vị nếu có một huynh-truong HT3 xin nghỉ sinh hoạt không biết các anh chị có buồn không ? Các anh chị sẽ làm gì ? Mình đóan chắc tại lỗi mình "lỗi tại tôi mọi đàng" nên cảm thấy bất lực, muốn rã đám, ngã tay chèo để về nhà ngủ cho khỏe: Gác mái ngư ông về viễn xứ, Gõ thuyền mục tử lại cô thôn!”
Hay nghe tiếng kêu vô vọng của một huynh trưởng Nữ gởi cho chị Trưởng thương yêu của mình:
"Chi. ơi! What's is wrong with me chi.? Co' lẻ I'm trying too hard... or maybe I just expect too much.... I'm feeling slipping away from you, from đơn vị and from GDPT...."
Xin nhận ở nhau những giọt nước mắt khi chép lại những dòng trên.
Tuy những con số trên vô hình vô tướng, cộng với những sự kiện GĐPT trong hơn 28 năm qua tại Hoa-Kỳ; đã tạo ra những vết thương; mà trong chúng ta ai cũng mang nó tự nguyện hay không tự nguyện. Ai cũng bị thương cả - như câu chuyện loài nhím trốn mùa Đông; tổn thương nhau bằng các gai nhọn của mình. Trở lại vấn đề!
Những con số và các sự kiện trong hơn 28 năm qua, tự nó đã gióng những hồi chuông cảnh tỉnh và báo động cho chúng ta; rằng tổ chức chúng ta đang đứng trước một "bờ vực phá sản" -- nếu chúng ta chỉ làm tiếp cái công việc của ngày hôm qua không phương hướng lâu dài, và những kế hoạch khả thi; phải chăng chính chúng ta đang cố gắng bám víu vào sự tồn tại của khoảnh khắc của nó mà thôi. Hay là sự dong ruổi trong nghề Trưởng đã làm chúng ta mõi mệt trên đường Bồ tát?
4. Hởi Tuổi Thanh Xuân: Huyền Trang 3 và Huyền Trang 4
Đúng vậy, chính chúng ta đang cố gắng bám víu vào sự tồn tại khoảnh khắc của nó mà thôi. Mỗi chúng ta đều có một đoạn đời với đủ sức thanh xuân để phụng sự tổ chức, quê hương, dân tộc - mỗi người có một giai đoạn mà mình có thể làm hết sức mình; con đường dài có hàng trăm giai đoạn, và mỗi giai đoạn sẽ có những thế hệ tiếp nối lo vun bồi và xây đắp. Bây giờ đây, anh chị em Huyền Trang 4 cũng có một giai đoạn để cống hiến nhiều nhất nhiệt huyết nhất. Huyền Trang 3 cũng đã được hơn 2 tuổi rồi, các anh chị em ơi hãy ngồi lại với nhau! Chúng ta không thể chỉ làm tiếp tục công việc của ngày hôm qua; mà chúng ta còn góp phần định hình một hướng đi của tổ chức cho khế hợp với đời, với quốc độ tại Hoa-Kỳ.
Ở đây, là một trại sinh Huyền Trang 3 muốn trải lòng tâm sự với anh chị em thế hệ HT4 (cùng trang lứa).
Mong được chia sẽ lắm thay!
Nguyên Túc Nguyễn Sung
Ta^m Thu+ I Vo+'i HT4
TRƯỚC NGƯỠNG CỬA HUYỀN TRANG(4): TÂM THƯ, SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CỦA GĐPT TRONG TAY CÁC ANH CHỊ
Nguyên Túc Nguyễn Sung
Một lần gặp gỡ, anh Trưởng Ngô Mạnh Thu có tâm sự rằng, “cái đẹp của nghề làm Trưởng chính là ở chỗ không ngừng tạo ra cái đẹp lớn lao hơn nữa cho thế hệ kế tục mình.” Lời anh nói đi theo tôi như một công án GĐPT để sống, thực hành và nghiệm. Quả thật, đối với Huynh Trưởng tổ chức GĐPT chúng ta, “cái đẹp” đó đã nở hoa, vươn lên thành một sự nghiệp giáo dục mà xuyên suốt hơn 60 năm qua, “cái đẹp” đó không ngừng đơm hoa kết trái. Và Huyền Trang 4 chính là “quả ngọt” của “cái đẹp” đó.
Người Huynh Trưởng Huyền Trang bước đi, đã là bước ngay trên con đường Bồ tát, đem Đạo vào đời phụng sự Như Lai trong sứ mệnh giáo dục của Tổ chức GĐPT. “Cái đẹp” mà tôi muốn nói đến đó là “sứ mệnh giáo dục” của tổ chức GĐPT. Sứ mệnh này có thể là một sự mệnh đòi hỏi sự liên tục đời này sang kiếp nọ, vì thực sự không bao giờ có thể chấm dứt, bởi lẽ khi còn một thiếu nhi Phật Giáo thì ngày ấy tổ chức GĐPT vẫn còn tiếp tục hạnh nguyện Bồ tát của mình. Rabindrath Tagore, một nhà tư tưởng lỗi lạc, nói rằng: “Sự nghiệp Quả là cao quý. Sự nghiệp Hoa là đẹp ngọt, nhưng cho tôi làm sự nghiệp của Lá nhé, vì mọi Lá đều khiêm tốn và chuyên tâm che chở mầm xanh.” Là Huynh Trưởng GĐPT, xin cho chúng ta được làm sự nghiệp của Lá Bồ Đề, được vận dụng sự HIỂU và THƯƠNG, huân tập thân tâm, dũng tiến trong quá trình “quang hợp” để tạo được những diệp lục tố cống hiến cho đơm Hoa đẹp ngọt, và nở Quả cao quý: Đó là đàn em, những con người của tổ chức GĐPT.
Hởi anh chị em Huyền Trang 4 tại Hoa Kỳ! Đàn em của chúng ta là ai?
Đàn em của chúng ta “có thể là các em sinh ra sau cuộc chiến Việt Nam và sinh ra ngay trên nước Mỹ tự do này. Bức tranh thời thơ ấu của các em là một giòng sông màu xanh đầy hy vọng, không gợn lên một chút sóng, không bị khuất che bởi một áng mây mù. Tuổi đầu đời của các em được vỗ về bằng những câu chuyện thần tiên, bao giờ cũng chấm dứt bằng đoàn tụ, bằng hạnh phúc, bằng niềm vui, qua giọng kể nhẹ nhàng trầm ấm của cố tài tử Will Roger trong chương trình Mister Roger và Neighborhood nổi tiếng của ông. Các em lớn lên bằng những bình sữa tươi đầy đủ chất bổ dưỡng được các hãng Kroger, H.P. Hood chọn lọc kỹ càng. Các em đến trường có xe đưa rước, có cha mẹ đón chờ ở trạm xe mỗi ngày bằng vòng tay rộng mở và hai tiếng "con tôi" bao giờ cũng ngọt ngào, trìu mến. Và hôm nay các em đang học trong những trường đại học tốt nhất nước Mỹ.” (Tran Trung Dao)
Đàn em của chúng ta cũng “có thể là những em vốn sinh ra ở Việt Nam. Các em có một thời thơ ấu nhiều tiếng khóc hơn nụ cười. Một số trong các em có thể đã từng lang thang trên hè phố Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, để lượm từng chiếc vỏ đạn, từng bao ny-lông, từng tờ giấy vụn. Các em đã một thời chịu đựng đói khát trong những căn nhà tranh không vách ở khu kinh tế mới Đồng Xoài, Sông Bé. Các em lớn lên khi cha phải còng lưng trên những chiê’c xe xích-lô già như tuổi của cha, khi mẹ phải ngày đêm buôn tảo bán tần. Thế hệ của các em cũng là thế hệ của những thuyền nhân tí hon, một thời trôi bình bồng theo sóng nước biển Đông trên những thuyền gỗ nhỏ, sống lây lất trong các trại tỵ nạn khắp vùng Đông Nam Á. Ngày nay các em đã lớn và đang ngồi trong các trường đại học Mỹ. Ký ức của tuổi thơ thường mau quên và những khó khăn thời thơ ấu thường cũng dể nguôi ngoai. Các em đang có cơ hội xây dựng lại cuộc đời sau những dở dang, mất mát. Tuổi hoa niên sẽ không bao giờ trở lại nhưng ít ra những chương sách trong cuộc đời còn lại của các em, chắc chắn sẽ đẹp hơn, nhiều hy vọng hơn những chương buồn đau trong quá khứ.” (Tran Trung Dao)
Dù là ai đi nữa, đàn em của chúng ta, hay chính chúng ta đang thay đổi, đổi mới hàng ngày, để sống hòa nhập vào xã hội Hoa-Kỳ. Sự thay đổi đó đang đòi hỏi sự thay đổi về nhiều mặt của tổ chức GĐPT từ đó tổ chức GĐPT mới có thể hoàn thành sứ mệnh giáo dục của mình trên đất người. Chúng ta chọn con đường LAM trên đất người, tức là chúng ta chọn thế hệ đàn em sinh ra và lớn lên tại đất người là những nhân tố để kế thừa truyền thống GĐPT Việt Nam và phát triển tổ chức GĐPT trong một quốc độ khác. Quốc độ mà đòi hỏi ở chúng ta phải luôn đi tìm cái mới, những cái mới trong kiến thức tổ chức, kiến thức chuyên môn, cái mới trong tâm hồn mình, cái mới trong sự an lạc tỉnh thức... từ đó chúng ta mới thực sự Hiểu và Thương đàn em của mình, và cũng từ đó chúng ta mới hy vọng đóng góp vào việc tạo dựng và phát triển cái mới cho tổ chức GĐPT tại Hoa-Kỳ.
Năm tháng có thể trôi qua như 60 năm tuổi của GĐPT, thời đại có thể thay đổi như sự thăng trầm của Tổ chức GĐPT, Đạo Pháp và dân tộc, nhưng rõ ràng trọng trách gieo trồng và chăm sóc hạt Bồ Đề lại luôn ở trên đôi vai từng đời Trưởng theo dòng lịch sử của tổ chức. Nhưng Thời Đại Mới và Xã Hội Mới tự nhiên tạo ra một thế hệ đàn em đối diện với những yêu cầu phẩm chất mới, những thách thức mới mà tổ chức GĐPT tại Hoa-Kỳ đang đứng trước những thay đổi cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó.
Các anh chị em Huyền Trang 4 thân thương! Chúng ta đang ở cùng một trang sách, và chúng ta sẽ cùng nhau giở sang một trang tiếp, nhiều khó khăn, nhiều chông gai, nhiều hưá hẹn, nhiều ngạc nhiên, và tất nhiên nhiều hạnh phúc khi làm thăng tiến tổ chức của mình. Đó là những trang sách cho cho chính các em ở thế hệ sau mình. Làm sao cho con đường cho thế hệ tiếp sau mình có cả chiều rộng lẫn chiều sâu? Làm sao chúng ta nhìn thấy trước, và lát những viên gạch đầu cho sự phát triển của Tổ Chức GĐPT vào thế kỷ mới? Chắc các anh chị Huyền Trang 4 sẽ cũng trăn trở như chúng tôi, thế hệ Huyền Trang 3, 2 và 1.
Mong các anh chị vượt lên trên những bài học mang tính cách truyền thống của chương trình Tu Học Huyền Trang gồm các mặt Chuyên Môn Lảnh Đạo và Phật Pháp, để nhìn về:
1. Sự hiện đại hóa bản thân, trong đó có quan niệm về sự trao truyền, nội dung phương pháp trao truyền… để chủ động và tự tin trong việc hướng dẫn các em mình.
2. Sự tiếp cận và hòa hợp với các tổ chức giáo dục trên thế giới, trong đó có sự khéo léo, chọn lọc tiếp thu, sự cạnh tranh, và cả sự kết hợp cùng phát triển.
3. Sự nghiên cứu và dự đoán về tương lai, để kịp thời điều chỉnh hướng phát triển của chính mình, và góp phần định hướng đi của Tổ Chức.
Thiết nghĩ rằng với những cái nhìn như vậy, chúng ta có thể góp phần hiện đại hóa BẢN CHẤT của sự nghiệp giáo dục của Tổ Chức trong quốc độ Hoa-Kỳ và thế giới. Chúng ta đã cố gắng thay đổi, cải tiến các chương trình tu học, nhưng đó chỉ là sự thay đổi về mặt HÌNH THỨC mà thôi. Chúng ta đang đối diện với những thử thách, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo, và sự tinh tấn bất thối mới có thể đưa GĐPT gần lại thế hệ các em. Nhất là khi thế hệ các em đang đánh giá GĐPT như là một trong những câu lạc bộ khác trong xã hội. (GĐPT is just another social club.)
Để kết luận, chúng tôi không muốn lập đi lập lại một cách nói mà các anh chị dã nghe nhuần tai, là chúng ta cố gắng “yêu nghề Trưởng” Vâng, chúng ta “yêu nghề Trưởng” nhưng điều đó không nói lên được tính tinh tấn tích cực của con đường Lam chúng ta đang chọn. Cứ “yêu nghề Trưởng” hàng tuần từ Lộc-Uyển, ADục rồi lên tới Huyền Trang thì thế nào cũng ngán đến quen tai nhàm chán. Người ta nói rằng, ngọn lửa tình yêu bừng cháy lâu bền, sáng tỏ… hay lóa lên rồi chợt tắt… đều cho chất liệu mà con người ta dùng để đốt. Chất liệu của chúng ta là Giáo Pháp huyền diệu của đạo Phật, tinh thần vô úy truyền thừa của các Thầy tổ, tinh thần Lam ái và lý tưởng Lam hợp của tổ chức, .. và chính thế hệ đàn em “made in USA” đang chờ đợi chúng ta.
Anh chị em Huyền Trang 4 ơi! Trước khó khăn hành hoạt ngày hôm nay của tổ chức:
Hãy học hỏi và hành động vượt ra các chuẩn mực trong phạm vi làng xã để hội nhập vào một cộng động thế giới bao la rộng mở của con người!
Hãy học hỏi và hành động vượt ra các chuẩn mực “sống lâu lên lão làng” để thấy tự thân mình là một ngọn nến nhỏ dù âm thầm nhưng tự mình góp chút ánh sáng cho đàn em!
Hãy học hỏi và hành động vượt ra các chuẩn mực “ai vẽ nấy vác, vẽ to vác to, vẽ nhỏ vác nhỏ, càng vẽ càng vác, càng vác càng lỗi, ít vác ít lỗi, không vác không lỗi” để tự mình gánh vác công việc chung của tổ chức với tinh thần không phân biệt.
Trại Huấn Luyện Huyền Trang là một khởi điểm mới của đời làm Trưởng; vài lời trong thư ngỏ này, xin được như những tâm sự tạo nhịp cầu cảm thông giữa anh chị em HT3 và anh chị em HT4. Hãy thắp lên ngọn nến nhỏ của mình, và nguyện sáng trọn vẹn. Giữa Ngày và Đêm. Tất cả những ngọn nến quần tụ, chuyền cho nhau ánh sáng tình thương, trí tuệ, và tinh thần dũng tiến, để cùng thắp lên một ngọn Hải Đăng chung, “lý tưởng chỉ hướng cho Thuyền Đời và làm nảy Hoa cho cuộc sống.”
Leesburg, Virgina
Chiều đầu năm 2006
Nguyên Túc Nguyễn Sung
[Chia se~] La' thu+ chi. tru+o+?ng
-- ra d-u+o+`ng pha?i coi chu+`ng xe co^.
-- ra d-u+o+`ng pha?i bie^'t ngu+o+`i la. -- ngu+o+`i quen
-- sinh ho.at pha?i bie^'t d-a^u pha?i d-a^u tra'i
-- va^n va^n va` va^n va^n
Hoa Dam
Lam đạo tiềm vô úy
Hoa Đàm phát lô trung
Đường Lam vốn dĩ lòng không sợ
Hoa Đàm nở trong lò thêm sắc hương!
Chutieu
[Quy Che^'] NQD - DDo.c Cho Vui
(bà i theo font Unicode ở phÃa dÆ°á»›i)
Nga`y xu+?a nga`y xu+a (mu+o+`i ma^'y na(m ve^` tru+o+'c), khi nha^.n
tra'ch nhie^.m la`m Huynh tru+o+?ng GD-PTVN ta.i Hoa Ky`, to^i co'
d-o.c qua No^.i Quy va` Quy Che^' Huynh Tru+o+?ng. Va`o nhu+~ng D-a.i
Ho^.i HTr Toa`n Quo^'c, to^i cu~ng la.i co' di.p o^n la.i NQ/QCHT. Co'
la^`n to^i co`n d-u+o+.c cu`ng nhu+~ng anh chi. kha'c xem ky~ NQ/QCHT
d-e^? d-e^` nghi. tu chi'nh hai va(n kie^.n quan tro.ng na`y. Va^.y
ma` pha?i d-e^'n khuya ho^m qua, to^i mo+'i d-u+o+.c mo^.t ngu+o+`i
ba.n a'o Lam chi? cho mo^.t "ca'i lo^~" kha' lo+'n trong QCHT. Te' ra
ho^`i na`o d-e^'n gio+`, mi`nh chi? d-o.c No^.i Quy / Quy Che^' Huynh
Tru+o+?ng... cho vui. Tha^.t ro~ phi' co^ng Tha^`y To^? va` quy' anh
chi. d-i tru+o+'c d-a`o ta.o. Tha^.t kho^ng xu+'ng d-a'ng la`m gu+o+ng
cho ca'c em cu?a mi`nh!
Ba`i na`y vie^'t du+.a theo ba?n Quy Che^' Huynh Tru+o+?ng d-u+o+.c
d-a(ng ta.i trang nha` BHD/GD-PTVN/Ha?i Ngoa.i:
http://www.gdpt.net/hoaky/quyche96.htm. To^i co' va`o thu+? trang nha`
hai BHD ta.i Hoa Ky` nhu+ng kho^ng tha^'y/kho^ng d-o.c d-u+o+.c ba?n
na`o kha'c.
Trong QCHT, Chu+o+ng Thu+' Hai no'i ve^` Bo^?n pha^.n - Nhie^.m vu. -
Quye^`n ha.n cu?a Huynh tru+o+?ng theo ca^'p mi`nh tho.. Cha(?ng ha.n
nhu+ Huynh tru+o+?ng ca^'p Ti'n thi` co' the^?:
# La`m Lie^n D-oa`n Tru+o+?ng hay Ban Vie^n Ban Hu+o+'ng Da^~n Ti?nh.
# La`m Tra.i Tru+o+?ng Tra.i Hua^'n Luye^.n Lo^.c Uye^?n.
# La`m Hua^'n Luye^.n Vie^n Tra.i Hua^'n Luye^.n A Du.c.
Va` Huynh tru+o+?ng ca^'p Ta^'n thi` co' the^?:
# La`m Tra.i Tru+o+?ng Tra.i Hua^'n Luye^.n Lo^.c Uye^?n, A Du.c va`
Huye^`n Trang.
Nhu+ the^', tu+` chu+o+ng na`y, ta co' the^? bie^'t d-ie^`u kie^.n
la`m Hua^'n Luye^.n Vie^n ca'c tra.i Hua^'n Luye^.n Huynh Tru+o+?ng.
Ca'i lo^~ ma` ba.n to^i chi? no' na(`m o+? d-a^y: kho^ng tha^'y no'i
gi` ve^` chuye^.n ai d-u? d-ie^`u kie^.n la`m Hua^'n Luye^.n Vie^n
Tra.i Huye^`n Trang!!! Tro+`i! Va^.y ma` bao nhie^u na(m nay mi`nh
kho^ng tha^'y ca'i lo^~ na`y. Thie^.t te^. he^'t bie^'t.
D-ang d-a` tha^'m thi'a ca'i te^. cu?a mi`nh, to^i ra'ng d-o.c QCHT
ky~ the^m mo^.t chu't, va` ca?m gia'c o^i chao la` e^ che^`. Mo^.t
ba?n va(n quan tro.ng the^' kia sao ho^`i tru+o+'c d-e^'n gio+` mi`nh
kho^ng tha^'y nhu+~ng d-ie^`u ca^`n tha^'y, nha^'t la` ve^` U?y Ban
Qua?n Tri. Huynh Tru+o+?ng?!
QCHT kho^ng no'i nhie^`u d-e^'n nhu+~ng chu+'c vu. kha'c trong GD-PT,
ngoa.i tru+` U?y Ban Qua?n Tri. Huynh Tru+o+?ng. Ca`ng nghie^`n nga^~m
to^i ca`ng co' ca?m gia'c mi`nh d-ang nghe ro~ nhu+~ng u+u tu+ cu?a
quy' anh chi. sa'ng la^.p GD-PT khi quy' anh chi. soa.n tha?o QCHT.
D-o.c ky~ tha`nh pha^`n cu?a U?y Ban Qua?n Tri. Huynh Tru+o+?ng Ca^'p
Mie^`n (Ti?nh), to^i mo+'i tha^'y ta^m huye^'t cu?a quy' anh chi.
sa'ng la^.p.
U?y Ban QTHT co' nhu+~ng nhie^.m vu. nhu+ to^? chu+'c Ho^.i D-o^`ng
Ky? Lua^.t va` hoa`n tha`nh ho^` so+ xe't ca^'p. Ca'c chu+'c vu. kha'c
co' the^? "du di", nhu+ng la` ban vie^n cu?a U?y Ban QTHT thi` pha?i
la` ca^'p TI'N tro+? le^n. Logic qua'! Vi` mo^.t trong nhu+~ng nhie^.m
vu. cu?a U?y Ban QTHT Ca^'p Mie^`n la` hoa`n tha`nh ho^` so+ xe't
ca^'p TA^.P va` ca^'p TI'N d-e^? chuye^?n qua Ban Hu+o+'ng Da^~n
Mie^`n (Ti?nh). Ma` d-a~ go.i la` ky? cu+o+ng thi` ca^'p tre^n mo+'i
co' quye^`n xe't ca^'p du+o+'i chu+', pha?i kho^ng?
D-e^? mo^.t Huynh tru+o+?ng ca^'p Ta^.p duye^.t ho^` so+ xe't ca^'p
TI'N cho mo^.t Huynh tru+o+?ng kha'c thi` co`n gi` ky? cu+o+ng cu?a
to^? chu+'c!!! Cu~ng va^.y, o+? mu+'c d-o+n vi. Gia D-i`nh, ne^'u
anh/chi. thu+ ky' chu+a co' ca^'p ma` d-u+o+.c mo+`i va`o Ho^.i
D-o^`ng D-e^` Nghi. Xe't Ca^'p d-e^? duye^.t qua ho^` so+ xe't ca^'p
Ta^.p cu?a ca'c Huynh tru+o+?ng kha'c thi` d-u'ng la` cha(?ng co`n
to^n ti tra^.t tu+. to^'i thie^?u.
D-o.c d-e^'n d-a^y to^i gia^.t mi`nh vi` cu~ng co' mo^.t lu'c, to^i
d-a~ tu+`ng la` thu+ ky' Gia D-i`nh khi chu+a co' ca^'p!!! May la`
to^i chu+a tham du+. va`o Ho^.i D-o^`ng D-e^` Nghi. Xe't Ca^'p na`o,
chu+' kho^ng thi` la.i pha?i sa'm ho^'i the^m.
Tro+`i khuya the^m mo^.t chu't, to^i tha^'y the^m mo^.t sai la^`m
tra^`m tro.ng mi`nh mang theo nhie^`u na(m, d-o' la` kho^ng hie^?u co+
che^' U?y Ban QTHT tu+o+ng d-u+o+ng vo+'i Bo^. Nha^n Su+. (human
resource). D-a^y la` nguye^n va(n tri'ch tu+` D-ie^`u 51 trong QCHT:
"U?y Ban Qua?n Tri. Huynh Tru+o+?ng co' nhie^.m vu. kie^?m soa't ta^'t
ca? mo.i sinh hoa.t lie^n quan d-e^'n Huynh Tru+o+?ng GD-PT/VN, ha^`u
pha't huy kha? na(ng cu?a toa`n the^? Huynh Tru+o+?ng d-e^? phu.c vu.
cho Gia D-i`nh Pha^.t Tu+? Vie^.t Nam.
Va^'n d-e^` qua?n tri. bao go^`m ca'c phu+o+ng die^.n ha`nh cha'nh,
giao te^', tu+o+ng tro+. va` ky? lua^.t".
...Khuya la('m ro^`i to^i va^~n co`n d-o.c Quy Che^' Huynh Tru+o+?ng.
Va` tu+` nay kho^ng pha?i d-o.c cho vui.
NQD-
nga`y 12/1/2006
==============
Ho^m qua, chutieu na(`m mo+ ga(.p nga`i Huye^`n Trang hi`hi` la.i nhu+~ng gia^'c mo+ ky` la.!
Nha^/t Quang DDa.o -- Tranh Ve~ Nha` Su+
Trong tranh la` ca?nh o+? giu+~a d-o^ thi. pho^`n hoa na'o nhie^.t, co' nha` su+ gia` d-o+n d-o^.c trong ngo^i chu`a nho?. Tranh d-u+o+.c ve~ va`o mo^.t di.p le^~ lo+'n. Trong tranh, ta^'t ca? nhu+~ng a^m thanh o^`n a`o, nhu+~ng pha tri`nh die^~n ngoa.n mu.c, nhu+~ng the^' quye^`n tra^'n a'p... d-e^`u chi? la` hoa a?o ro+i ru.ng ngoa`i cu+?a chu`a. Be^n trong cha'nh d-ie^.n d-o+n so+, nha` su+ gia` vu+~ng cha~i tha('p ne'n hu+o+ng da^ng Pha^.t. Ne't ma(.t nha` su+ tu+` ho`a bi`nh tha?n. Nhu+~ng vie^.c d-a~ la`m, d-ang la`m va` se~ la`m - cho da^~u la` ho'a d-o^. ha`ng trie^.u chu'ng sanh - cu~ng chi? nhu+ kho'i huye^~n trong co~i vo^ ta'c.
Nhu+~ng ai xem tranh se~ tha^?m tha^'u ra(`ng ne't trang nghie^m cu?a nha` su+ la` cha'nh d-ie^.n ro^.ng me^nh mo^ng kho^ng nga(`n me'. Va` nhu+~ng ai nho+' nghi~ d-e^'n hi`nh a?nh nha` su+ gia` - du` chi? trong mo^.t sa't na - se~ ca?m nha^.n d-u+o+.c tinh tha^`n vo^ u'y cu?a D-a.o Gia?i Thoa't.
Nha^.t Quang D-a.o
Nga`y 22 tha'ng 5 na(m 2006
[Ho.a]
Ho.a Tho+ Xua^n 2006
Quang Nguyen
Chu'a Xua^n ddi va.n da(.m mie^n tru+o+`ng
hai muoi nam le? ta`n chinh chie^'n
Ho+n va.n nga`y chu+a vo+i nho+' thu+o+ng
Mo^.t ne'n huong da^ng nha` DDa.o Pha'p
Mot ne'n huo+ng lo`ng gu+?i co^' huo+ng
DDe^m nay ta thu+'c cho+` xua^n dde^'n
Lan toa? muo^n phu+o+ng mo^.ng ra^'t thuo+`ng
Duc Quang
Re: [gdal] Tho Chu'c Xua^n [Ho.a]
Xin ddu+o+.c ho.a cu`ng anh DucQuang, nhu+~ng do`ng tho+ dda^`u xua^n, chu'c gdal mo^.t na(m vui tu+o+i ho`a a'i
"Tro.n u+o+'c mo+ Lam", mo^.ng ra^'t thu+o+`ng
Xua^n ve^` xin to? no^~i va^'n vu+o+ng
Que^ cha la.c bu+o+'c lo`ng canh ca'nh
Dda^'t me. ro+`i cha^n da. co^' hu+o+ng
Que^ hu+o+ng Va.n Ha.nh nga`n Xua^n ke^'t
Gia ddi`nh Lam A'i nha^'t Ta^m thu+o+ng
Be^n the^`m na(m mo+'i, ta ngo^`i ddo+.i
Sen lo`ng no+? Tra('ng, mo^.t ho^`i chuo^ng!
Chutieu
(ta.i Da` La.t, Xua^n 2006)
[Hu+ hu+ tha^,t] Chuye^.n Ngo'n Tay #1
Sau va`i tha'ng, nha^n dde^m tra(ng tro`n, mo^.t vi. kia be`n du ha`nh ddi tha(m ddo^`ng mo^n cu?a mi`nh. Khi dde^'n no+i, tha^'y vi. su+ huynh cu?a mi`nh ddang ddu+'ng giu+~a vo`ng tro`n khoa tay mu'a cha^n ha`o hu+'ng vo^ cu`ng; vi. du ha`nh vui mu+`ng ke^u to:
- Huynh o+i! pha^.t su+. huynh to+'i dda^u ro^`i!
- Ah ha dde^. to+'i ddo' ha? -- vi. kia dda'p -- hay la('m, hay la('m, huynh mo+'i ngo^. ra ddie^`u na`y.
Vi. ha`nh gia? no. be`n chi? tay tro? va`o ca^y du+`a, ho?i:
- DDa^y la` ca'i gi`?
- Umbala-ga - vo`ng tro`n tra? lo+`i
Vi. ha`nh gia? no. be`n chi? tay tro? le^n ma(.t tra(ng, ho?i:
- DDa^y la` ca'i gi`?
- Umbala-ga - vo`ng tro`n cu~ng tra? lo+`i
Vi. ha`nh gia? su+ huynh ba?o su+ dde^. mi`nh:
- DDe^. tha^'y kho^ng, o+? dda^y ngu+o+`i ta du`ng chung mo^.t tu+` dde^? chi? ca? "ca^y du+`a" va` "ma(.t tra(ng"
Vi. su+ dde^. nga.c nhie^n:
- U?a hay qua'! Co`n o+? cho^~ cu?a dde^. "Umbala-ga" ddu+o+.c du`ng dde^? chi? "Ngo'n tay tro?"
[Vi.,nh] Buo^ng Va'c
Kie^'p ngu+o+`i muo^'n tra'nh la('m ai o+i!
O^ng cha thu+?o+ no. buo^ng bao ga'nh
Huynh dde^. nga`y nay va'c he^'t ho+i!
Buo^ng bo? u+u phie^`n, lo`ng the^m na(.ng ?
Va'c la^'y ti`nh thu+o+ng, tim nhe. vo+i ?
Xua^n Ha. Thu DDo^ng na`o co' he.n
He^? CO' thi` Buo^ng, Va'c ma` cho+i ?
DDo'ng la.i nhu+~ng gia^'c mo+
Chutieu: Ba.ch su+, con la` ha^.u sinh 2500 na(m sau, xin ddu+o+.c su+ chi? da.y dde^? hie^?u ddu+o+.c ta.i sao be^n ddu+'c Pha^.t bao nhie^u na(m, Nga`i chu+a dda('c Alaha'n, nhu+ng trong dde^m nay tu+. nhie^n nga`i dda('c qua? lie^`n ?Su+ Anan: La.i la` mi, la^`n tru+o+'c mi ho?i O^n CaDie^'p, se'm bi. ddo`n, nay kho^ng so+. la.i ho?i tie^'p ta sao?
Chutieu: Da. con kho^ng da'm, con chi? the'c me'c tho^i!
Su+ Anan: Tho^i ddu+o+.c, coi nhu+ ta co' duye^n vo+'i nhau thi` ta no'i cho con nghe. Khi kho^ng ddu+o+.c du+. ho^.i ke^'t ta^.p kinh ddie^?n, ta ddu+'ng ngoa`i cu+?a ma` lo`ng ddau nhu+ ca('t. Ga^`n ddu+'c Pha^.t nga^`n a^'y na(m, ta chi? lo nho+' ta^'t ca? nhu+~ng ddie^`u Tha^`y da.y ma` que^n ca? vie^.c dda('c Alaha'n; ne^n gio+` dda^y ca^`n qua? Alaha'n thi` la.i kho^ng co' . DDu+'ng ngoa`i cu+?a, nhu+ng ta cu~ng la('ng nghe ca'c huynh dde^. ba`n kinh, mo^~i ngu+o+`i no'i mo^.t ddu+o+`ng, ta tu+'c qua' dda('c Alaha'n luo^n, xuye^n tu+o+`ng va`o dde^? ddo.c ra cho ddu'ng lo+`i Tha^`y da.y .
Chutieu: Ba.ch su+, con la` ha^.u sinh 2500 na(m sau, xin ddu+o+.c tham va^'n vo+'i su+ dde^? hie^?u ddu+o+.c ta.i sao su+ cu+o+`i khi ddu+'c Thi'ch Ca ddu+a ddo'a hoa le^n ?
Su+ CaDie^'p: Oh tu+o+?ng chuye^.n gi`, ta cu+o+`i la` vi` ta tha^'y DDu+'c Pha^.t tru+o+'c lu'c ra ddi ma` co`n hoa ho`e qua' --- ca? ddo+`i co' khi na`o ddu+'c Pha^.t ngo^`i nga('m hoa dda^u .
Chutieu: Tro+`i o+i, va^.y ma` ha^.u the^' vie^'t tra(m kinh nga`n quye^?n ly' gia?i ve^` nu. cu+o+`i cu?a Su+ ddo'
Su+: U+`, ne^'u ma` ta kho'c thi` thie^n ha. cu~ng co' chuye^.n dde^? vie^'t ddo' ma`
Chutieu gia^.t mi`nh toa't ca? mo^` ho^i ...
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Ma^'t Ngu?
Chu'c Xua^n 2007
Ho`a Tin Vui mu+`ng Te^'t, mo+? ro^.ng lo`ng thu+o+ng so^'ng tro.n nghi~a Tha^`y Tro`"
Ha`i Cu' Tu Giu+~a Cho+. DDo+`i
mo~i tay cuo^'c,
vui ca?nh ta ba`
chie^`u nha`n mo^.t che'n tra`
... xi`nh xi.ch chuye^'n ta`u dde^m
na(.ng ti`nh que^,
vo.ng hoa`i chu`a To^?
tinh ta^'n tho+`i kinh khuya
..ri'u ri't tre? be^n he`
tie^'ng Ta^y Ta nha?y mu'a ho`a vui
thu+o+ng ma`u Lam huye^`n die^.u
Chutieu
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Nhu~+ng Gia^'c Mo+ La.
Ho^m qua, chutieu la.i na(`m mo+, tha^'y mi`nh ddu+o+.c phu+o+'c ba'u co' ma(.t ta.i lu'c Nga`i Anan dda('c qua? Alaha'n, xuye^n tu+o+`ng va`o ho^.i ke^'t ta^.p kinh ddie^?n. Chutieu xin ddu+o+.c pho?ng va^'n Nga`i.Chutieu: Ba.ch su+, con la` ha^.u sinh 2500 na(m sau, xin ddu+o+.c su+ chi? da.y dde^? hie^?u ddu+o+.c ta.i sao be^n ddu+'c Pha^.t bao nhie^u na(m, Nga`i chu+a dda('c Alaha'n, nhu+ng trong dde^m nay tu+. nhie^n nga`i dda('c qua? lie^`n ?Su+ Anan: La.i la` mi, la^`n tru+o+'c mi ho?i O^n CaDie^'p, se'm bi. ddo`n, nay kho^ng so+. la.i ho?i tie^'p ta sao?
Chutieu: Da. con kho^ng da'm, con chi? the'c me'c tho^i!
Su+ Anan: Tho^i ddu+o+.c, coi nhu+ ta co' duye^n vo+'i nhau thi` ta no'i cho con nghe. Khi kho^ng ddu+o+.c du+. ho^.i ke^'t ta^.p kinh ddie^?n, ta ddu+'ng ngoa`i cu+?a ma` lo`ng ddau nhu+ ca('t. Ga^`n ddu+'c Pha^.t nga^`n a^'y na(m, ta chi? lo nho+' ta^'t ca? nhu+~ng ddie^`u Tha^`y da.y ma` que^n ca? vie^.c dda('c Alaha'n; ne^n gio+` dda^y ca^`n qua? Alaha'n thi` la.i kho^ng co' . DDu+'ng ngoa`i cu+?a, nhu+ng ta cu~ng la('ng nghe ca'c huynh dde^. ba`n kinh, mo^~i ngu+o+`i no'i mo^.t ddu+o+`ng, ta tu+'c qua' dda('c Alaha'n luo^n, xuye^n tu+o+`ng va`o dde^? ddo.c ra cho ddu'ng lo+`i Tha^`y da.y .Chutieu gia^.t mi`nh toa't ca? mo^` ho^i ...lo+`i xin lo^~i cu?a nhu+~ng gia^'c mo+ la.
Thu+a quy' anh chi. em,Ho^~m na`y chutieu nha^.n ddu+o+.c nhie^`u email trao ddo^?i rie^ng ve^` nhu+~ng gia^'c mo+ cu?a chutieu. Ho^m qua, su+ cu. dda'nh chutieu va`i chu.c he`o vi` ca'i kha^?u nghie^.p "thi'ch gi` no'i na^'y, nghi~ gi` no'i na^'y" - Kie^'n thu+'c Pha^.t pha'p cu?a chutieu nho? nhoi nhu+ e^'ch ngo^`i dda'y gie^'ng ne^n ddo.c hie^?u kinh sa'ch kie^?u con e^'ch nha?y ao cu?a Baso!Xin lo^~i dda~ la`m phie^`n quy' anh chi. -- quy' anh chi. na`o thi'ch nghe chuye^.n chutieu thi` email rie^ng cho chutieu dde^? chutieu la`m mo^.t email list rie^ng, chi? ke^? chuye^.n cho ai thi'ch nghe tho^i.Ti`nh tha^n,
Chutieu
[Chuye^.n Hu+ Hu+ Tha^.t] Pha^.t cu?a ba` Ngoa.i
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Tu+o+?ng
Chutieu
[Hu+ hu+] ---> Tha^.t
Truye^.n Anh Hai của Ly' Thanh Tha?o
- A(n the^m ca'i nu+~a d-i con! Ngu+o+`i d-a`n ba` gia`u sang ba?o con.
- Nga'n qu'a, con kho^ng a(n d-a^u! - D-u+'a con ca(`n nha(`n, tu+` cho^'i.
- Ra'ng a(n the^m mo^.t ca'i, ma' thu+o+ng. Ngoan d-i cu+ng!
- Con no'i la` kho^ng a(n ma`. Vu+'t d-i! Vu+'t no' d-i!
Tha(`ng be' la('c d-a^`u qua^`y qua^.y, ga.t ma.nh tay. Chie^'c ba'nh kem va(ng qua cu+?a xe ho+i ro+i xuo^'ng d-u+o+`ng, sa't me'p co^'ng. Chie^'c xe ho+i la'ng bo'ng ro^` ma'y cha.y d-i.
Hai d-u+'a tre? d-ang bo+'i mo'c d-o^'ng ra'c ga^`n d-o', tha^'y chie^'c ba'nh kem na(`m cho?ng cho+, xo^ d-e^'n nha(.t. Ma('t hai d-u+'a sa'ng ru+.c le^n, da'n cha(.t va`o chie^'c ba'nh tho+m ngon.
Tha^'y ba'nh la^'m la'p, con be' ga'i nuo^'t nu+o+'c mie^'ng ba?o tha(`ng be' trai:
- Anh Hai tho^?i sa.ch ro^`i mi`nh a(n.
Tha(`ng anh phu`ng ma' tho^?i. Bu.i d-o+`i d-a~ di'nh, cha(?ng chi.u d-i cho. D-u+a' em so^'t ruo^.t cu~ng ghe' mie^.ng tho^?i tie^'p. Chi'nh ca'i mie^.ng ha'u d-o'i cu?a no' tho^?i la`m ba'nh ro+i to~m xuo^'ng co^'ng ho^i ha'm, chi`m ha(?n.
- Ai bie^?u anh Hai tho^?i chi cho ma.nh - Con be' no'i ro^`i thu't thi't.
- U+`a. ta.i anh! Nhu+ng kem co`n di'nh tay anh ne`. Cho em lie^'m ba ngo'n, anh chi? lie^'m hai ngo'n tho^i.
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Nghi?
[Hu+ Hu+ Tha^.t] DDo^?i Thay
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Thie^`n
O^ng no. o+? khu chung cu+, mo^.t dde^m no. go.i ca?nh sa't:
- Na`y o^ng co`, o^ng la`m o+n dde^'n gia?i quye^'t giu`m ma^'y ngu+o+`i o+? tre^n la^`u dde^m na`o cu~ng la`m a^`m a^`m, muo^'n be^? dda^`u to^i\.
Ca?nh sa't:
- Tui bie^'t khu o^ng o+? ro^`i. Tui co' to+'i ro^`i, ho. la` nhu+~ng thie^`n su+, hie^`n kho^ a`.
- Kho^ng, khu?ng khie^'p la('m, to^'i nay o^ng to+'i dda^y, ne^'u
xa.o, o^ng ba('t pha.t tui cu~ng ddu+o+.c!
Ngay sau ddo', ca?nh sa't va` o^ng no. le^n la^`u mo+? cu+?a
pho`ng ca'c thie^`n su+ thi` tha^'y ho. ddang nha^.p thie^`n,
lo+ lu+?ng du.ng dda^`u tre^n tra^`n nha`.
Ca?nh sa't ca`u nha`u:
- Na`y la~o, co' gi` ghe^ go+'m dda^u, ho. thie^`n tho^i ma`!
- O^ng co` a`, kho^? nha^'t la` lu'c ho. xua^'t thie^`n, ro+i bo^.p bo^.p xuo^'ng dda^`u tui\. O^ng co' hie^?u kho^ng?
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Mo+
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Thie^.t ti`nh
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Nghe le'n
Chutieu hay ho'ng chuye^.n thie^n ha., ne^n mo^.t la^`n nghe le'n ddu+o+.c ca^u chuye^.n sa^n chu`a.Mo^.t chutieu ho.c kinh hoa`i kho^ng thuo^.c, nghe ra(`ng a(n cu?a ba' ta'nh cu'ng du+o+`ng ma` ho.c kinh hoa`i kho^ng thuo^.c, the^' na`o cu~ng bi. ddo.a ba ddo+`i, na(.ng ho+n nu+~a co`n bi. thie^n lo^i dda'nh cho va`i bu'a --- so+. qua', chutieu lie^`n xin su+ phu. mi`nh cho nha^.p tha^'t *ha. thu? co^ng phu*Sau hai na(m tu ta^.p, la`u tho^ng kinh su+?, ho?i dda^u dda'p ddo' - chutieu lie^`n xuo^'ng nu'i, ga(.p tro+`i gio^ng, thie^n lo^i cu+' nhe` chutieu bu'a mie^'t. Chutieu la lo+'n:-- heh O^ng tha^`n bu'a, tui la`u tho^ng kinh su+? ro^`i, sao o^ng nhe` tui bu'a mie^'t ru+a'Thie^n lo^i:-- u?a chutieu dda^'y u+, tro+`i o+i chu' tu kie^?u gi` ma` tui nha^.n ma(.t ho^?ng ra!Chutieu gia^.t mi`nh soi vu~ng nu+o+'c mu+a, tha^'y mi`nh gio^'ng su+ phu. ghe^ ho^`n.chutieu
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Truye^`n
<<>
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Xa Ga^`n
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Thu+o+ng
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Tha(m
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Gu+o+ng
[Hu+ Hu+ Tha^.t] DDau
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Ngo^.
Chutieu co' hai huynh dde^. ddo^`ng mo^n, sie^ng na(ng thie^`n ta^.p.
Mo^.t vi. thi` "ngo^`i hoa`i kho^ng na(`m" -- Mo^.t vi. thi` "na(`m hoa`i kho^ng ngo^`i" - Vi. "ngo^`i hoa`i kho^ng na(`m" sau mo^.t tho+`i gian tu ta^.p, tha^'y dde^. cu?a mi`nh thie^`n kie^?u "na(`m hoa`i kho^ng ngo^`i", lu+o+`i qua', ddi.nh nha('c nho+?, nhu+ng mo+? mie^.ng so+. "ddo^.ng kha^?u", be`n vie^'t mo^.t va`i ca^u le^n va'ch:
"DDo+`i ngu+o+`i qua' nga('n
Sao la.i na(`m hoa`i
Kie^'p sau tha`nh Ra('n
DDa('ng cay chi.u ddo`n"
Mo^.t ho^m, Vi. "na(`m hoa`i kho^ng ngo^`i" ngu? da^.y tha^'y 4 ca^u, lie^`n ho.a la.i:
"Ngo^`i hoa`i sanh nho.c
Cha(?ng i'ch gi` dda^u
Kie^'p sau tha`nh co'c
Kho'c lo'c thie^.t ra^`u"
Vi. "ngo^`i hoa`i kho^ng na(`m" ddo.c ba`i ho.a -- khoa't nhie^n dda.i ngo^.!!
Xin ho?i ACE -- ngo^. la` ngo^. la`m sao ?
chutieu
[Hu+ Hu+ Tha^.t] Y Pha'p Ba^'t Y Nha^n
Qua?ng Pha'p [Hu+ HU+ Tha^.t]
Ta?n ma.n ve^` nhu+~ng "co^ng a'n Lo^ So+n Cha^n Die^.n Mu.c"
cu?a Chu' Tie^?u
Ga^`n d-a^y, chu'ng ta va^~n nha^.n d-e^`u ca'c ma^~u chuye^.n nga('n ky' du+o+'i bu't hie^.u Chu' Tie^?u. Ca'i te^n ngay tu+. ban d-a^`u d-a~ ta.o cho chu'ng ta mo^.t a^'n tu+o+.ng "de^~ thu+o+ng", va` ha^`u he^'t nhu+~ng co^'t chuye^.n ma` Chu' Tie^?u ke^? la.i, mo+ tha^'y, nghi~ ngo+.i... ro^`i mang ra chia se? vo+'i anh chi. em qua? tha^.t ra^'t y' nhi. va` de^~ thu+o+ng vo^ cu`ng. Ngoa.i tru+` mo^.t d-ie^`u la` thi?nh thoa?ng, nhie^`u khi... Chu' "no'i kho^ng d-u'ng cho^~, pha?i lu'c, ma` nha^'t la`... Chu' cho.n kho^ng d-u'ng ngu+o+`i!!!"
Nhu+ng suy cho ca(.n ke?, thi` la`m sao bie^'t d-u+o+.c o+? d-a^u la` d-u'ng cho^~ va` khi na`o thi` pha?i lu'c. Bo+?i ta^m ca?m cu?a mo^~i con ngu+o+`i DI. / D-O^`NG va` nhu+ "vu+o+.n chuye^`n ca`nh", ma` tai a'ch nha^'t la` pha^`n lo+'n chu'ng sanh chi? thi'ch nghe nhu+~ng d-ie^`u ho+.p y' mi`nh, co`n nhu+ nhu+~ng vie^.c kho^ng cu`ng suy nghi~ vo+'i mi`nh thi` ba^'t lua^.n co' d-u'ng hay la` sai d-e^`u cho la` Chu' d-ang "no'i qua^'y", co' khi bi. tra'ch na(.ng ho+n la` "ho^~n", la` "xa^'c xu+o+.c"!!!
Anh, Chi., Em; Ba.n Be` co' khi bo? Chu' co^ d-o+n mo^.t mi`nh ca(.m cu.i nha(.t la' Bo^` D-e^` no+i sa^n chu`a va('ng nga`y na`y qua nga`y kha'c. Kho^ng bie^'t chu' co' so+. va` buo^`n kho^ng? Chi? tha^'y khi me^.t tho+`i Chu' nghi~, khi d-o'i tho+`i Chu' a(n, khi kha't tho+`i Chu' uo^'ng, khi la.nh tho+`i khoa'c the^m a'o, va` khi no'ng thi` co+?i a'o ra, la(n d-u`ng du+o+'i co^.i Bo^` D-e^` ma` nga'y kho` kho`, ro^`i mo+ tha^'y nhu+~ng d-ie^`u thu' vi. cu?a tuo^?i tha^`n tie^n!!!
Thie^n ha. tho+`i tha^'y cu~ng phi` cu+o+`i! Cha(?ng the`m CHA^'P!
Tho+`i na`y, chu+' ne^'u nhu+ tho+`i phong kie^'n "Qua^n xu+? Tha^`n tu+?, tha^`n ba^'t tu+? ba^'t trung", thi` ca'i to^.i "d-a ngo^n d-a va(n" cu?a Chu' Tie^?u co' khi d-a~ bi. "tru di tam to^.c" ro^`i. I't nu+~a thi` cu~ng bi` d-a`y a?i nhu+ tru+o+`ng ho+.p cu?a To^ D-o^ng Pha... Nhu+ng cu~ng hay... nho+` the^' ma` nha^n loa.i d-a~ ho+n mo^.t la^`n nghie^ng mi`nh chie^m ngu+o+~ng tru+o+'c nhu+~ng a'ng tho+ va(n ba^'t hu? cu?a mo^.t ba^.c vi~ nha^n:
"Lo^ so+n ye^n to?a Trie^'t giang trie^`u
Vi. d-a'o sinh bi`nh ha^.n ba^'t tie^u
D-a'o d-a('c hoa`n lai vo^ bie^.t su+.
Lo^ so+n ye^n to?a Trie^'t giang trie^`u"
Di.ch (kho^ng nho+' di.ch gia?):
"Mu` to?a Lo^ so+n so'ng Trie^'t giang.
Khi chu+a d-e^'n d-o' ha^.n muo^n va`n.
D-e^'n ro^`i ve^` la.i kho^ng gi` la..
Mu` to?a Lo^ so+n so'ng Trie^'t giang."
Cho ne^n mo+'i no'i, d-o.c nhu+~ng ma^~u chuye^.n cu?a Chu' Tie^?u, pha^`n lo+'n la` nhu+~ng d-ie^`u ra^'t thu+o+`ng trong d-o+`i so^'ng, ra^'t tha^.t trong sinh hoa.t cu?a Gia d-i`nh Pha^.t tu+? chu'ng ta. Ne^n vi` le~ d-o', khi cha.m pha?i "cha^n die^.n mu.c" cu?a nhu+~ng va^'n d-e^` "nha.y ca?m tho+`i d-a.i", co' khi no' se~ la`m mi`nh... tha^'y d-au, ro^`i d-a^m "ha^.n ba^'t tie^u". Ta.i sao? Ta.i vi` tu+. mi`nh chu+a ti`m ra lie^.u thuo^'c na`o chu+~a tri. ngay d-u+o+.c. Chu+' ne^'u nhu+ d-a~ co' thuo^'c, nghi~a la` d-a~ "d-e^'n ro^`i ve^`" thi` vo^'n "kho^ng co' gi` la.". Cu~ng chi? mo^.t co~i "Mu` to?a Lo^ So+n so'ng Trie^'t giang".
D-o.c nhu+~ng ma^~u chuye^.n d-o+`i thu+o+`ng cu?a Chu' Tie^?u, cu~ng nhu+ va.ch ma^y tra('ng su+o+ng mu` d-i va`o 36 ngo.n nu'i Lo^, quye^'t nhi`n tha(?ng va`o cha^n die^.n mu.c cu?a nhu+~ng ta?ng d-a' la.nh su+`ng su+?ng giu+~a tro+`i co^ ti.ch va.n thuo+? d-e^? pha' tan bo+` co~i DI. / D-O^`NG, kho^ng co`n tha^'y ta vo+'i ngu+o+`i, ti`nh va` ca?nh la` nhu+~ng con d-u+o+`ng chia re~ pha^n d-o^i.
He^'t tha?y chu'ng ta, tre^n ha`nh tri`nh "d-oa. d-a`y vie^~n mo^.ng" cu?a kie^'p ngu+o+`i nga('n ngu?i nhu+ nhau, nhu+~ng ngo.n nu'i Lo^ va^~n tha^'p thoa'ng mo+? ra ro^`i "khe'p la.i trong mo^.t co~i mo^.ng kho^ng lo+`i", nhu+ nhu+~ng ma^~u chuye^.n "ngu. ngo^n tru`ng ngo^n" tho+`i d-a.i d-u+o+.c die^~n d-a.t qua lo+`i ke^? cu?a Chu' Tie^?u, co' khi cu~ng co' chu't na(ng lu+.c d-a^?y (d-a`y) mi`nh d-e^'n ky` cu`ng, ky` cu`ng d-e^? "cho tha`nh ky` die^.u tuye^.t mu+'c".
TNA(hn)
Garden Grove 10.01.2005
Qua?ng Pha'p
Tản mạn về những “công án Lô Sơn Chân Diện Mục”
của Chú Tiểu
Gần đây, chúng ta vẫn nhận đều các mẫu chuyện ngắn ký dưới bút hiệu Chú Tiểu. Cái tên ngay tự ban đầu đã tạo cho chúng ta một ấn tượng “dễ thương”, và hầu hết những cốt chuyện mà Chú Tiểu kể lại, mơ thấy, nghĩ ngợi… rồi mang ra chia sẻ với anh chị em quả thật rất ý nhị và dễ thương vô cùng. Ngoại trừ một điều là thỉnh thoảng, nhiều khi… Chú “nói không đúng chỗ, phải lúc, mà nhất là… Chú chọn không đúng người!!!”
Nhưng suy cho cặn kẻ, thì làm sao biết được ở đâu là đúng chỗ và khi nào thì phải lúc. Bởi tâm cảm của mỗi con người DỊ / ĐỒNG và như “vượn chuyền cành”, mà tai ách nhất là phần lớn chúng sanh chỉ thích nghe những điều hợp ý mình, còn như những việc không cùng suy nghĩ với mình thì bất luận có đúng hay là sai đều cho là Chú đang “nói quấy”, có khi bị trách nặng hơn là “hỗn”, là “xấc xược”!!!
Anh, Chị, Em; Bạn Bè có khi bỏ Chú cô đơn một mình cặm cụi nhặt lá Bồ Đề nơi sân chùa vắng ngày này qua ngày khác. Không biết chú có sợ và buồn không? Chỉ thấy khi mệt thời Chú nghĩ, khi đói thời Chú ăn, khi khát thời Chú uống, khi lạnh thời khoác thêm áo, và khi nóng thì cởi áo ra, lăn đùng dưới cội Bồ Đề mà ngáy khò khò, rồi mơ thấy những điều thú vị của tuổi thần tiên!!!
Thiên hạ thời thấy cũng phì cười! Chẳng thèm CHẤP!
Thời này, chứ nếu như thời phong kiến “Quân xử Thần tử, thần bất tử bất trung”, thì cái tội “đa ngôn đa văn” của Chú Tiểu có khi đã bị “tru di tam tộc” rồi. Ít nữa thì cũng bì đày ải như trường hợp của Tô Đông Pha… Nhưng cũng hay… nhờ thế mà nhân loại đã hơn một lần nghiêng mình chiêm ngưỡng trước những áng thơ văn bất hủ của một bậc vĩ nhân:
“Lô sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo sinh bình hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều”
Dịch (không nhớ dịch giả):
“Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.
Khi chưa đến đó hận muôn vàn.
Đến rồi về lại không gì lạ.
Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.”
Cho nên mới nói, đọc những mẫu chuyện của Chú Tiểu, phần lớn là những điều rất thường trong đời sống, rất thật trong sinh hoạt của Gia đình Phật tử chúng ta. Nên vì lẽ đó, khi chạm phải “chân diện mục” của những vấn đề “nhạy cảm thời đại”, có khi nó sẽ làm mình… thấy đau, rồi đâm “hận bất tiêu”. Tại sao? Tại vì tự mình chưa tìm ra liệu thuốc nào chữa trị ngay được. Chứ nếu như đã có thuốc, nghĩa là đã “đến rồi về” thì vốn “không có gì lạ”. Cũng chỉ một cõi “Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết giang”.
Đọc những mẫu chuyện đời thường của Chú Tiểu, cũng như vạch mây trắng sương mù đi vào 36 ngọn núi Lô, quyết nhìn thẳng vào chân diện mục của những tảng đá lạnh sừng sửng giữa trời cô tịch vạn thuở để phá tan bờ cõi DỊ / ĐỒNG, không còn thấy ta với người, tình và cảnh là những con đường chia rẽ phân đôi.
Hết thảy chúng ta, trên hành trình “đoạ đày viễn mộng” của kiếp người ngắn ngủi như nhau, những ngọn núi Lô vẫn thấp thoáng mở ra rồi “khép lại trong một cõi mộng không lời”, như những mẫu chuyện “ngụ ngôn trùng ngôn” thời đại được diễn đạt qua lời kể của Chú Tiểu, có khi cũng có chút năng lực đẩy (đày) mình đến kỳ cùng, kỳ cùng để “cho thành kỳ diệu tuyệt mức”.
TNA(hn)