Ta?n ma.n ve^` nhu+~ng "co^ng a'n Lo^ So+n Cha^n Die^.n Mu.c"
cu?a Chu' Tie^?u
Ga^`n d-a^y, chu'ng ta va^~n nha^.n d-e^`u ca'c ma^~u chuye^.n nga('n ky' du+o+'i bu't hie^.u Chu' Tie^?u. Ca'i te^n ngay tu+. ban d-a^`u d-a~ ta.o cho chu'ng ta mo^.t a^'n tu+o+.ng "de^~ thu+o+ng", va` ha^`u he^'t nhu+~ng co^'t chuye^.n ma` Chu' Tie^?u ke^? la.i, mo+ tha^'y, nghi~ ngo+.i... ro^`i mang ra chia se? vo+'i anh chi. em qua? tha^.t ra^'t y' nhi. va` de^~ thu+o+ng vo^ cu`ng. Ngoa.i tru+` mo^.t d-ie^`u la` thi?nh thoa?ng, nhie^`u khi... Chu' "no'i kho^ng d-u'ng cho^~, pha?i lu'c, ma` nha^'t la`... Chu' cho.n kho^ng d-u'ng ngu+o+`i!!!"
Nhu+ng suy cho ca(.n ke?, thi` la`m sao bie^'t d-u+o+.c o+? d-a^u la` d-u'ng cho^~ va` khi na`o thi` pha?i lu'c. Bo+?i ta^m ca?m cu?a mo^~i con ngu+o+`i DI. / D-O^`NG va` nhu+ "vu+o+.n chuye^`n ca`nh", ma` tai a'ch nha^'t la` pha^`n lo+'n chu'ng sanh chi? thi'ch nghe nhu+~ng d-ie^`u ho+.p y' mi`nh, co`n nhu+ nhu+~ng vie^.c kho^ng cu`ng suy nghi~ vo+'i mi`nh thi` ba^'t lua^.n co' d-u'ng hay la` sai d-e^`u cho la` Chu' d-ang "no'i qua^'y", co' khi bi. tra'ch na(.ng ho+n la` "ho^~n", la` "xa^'c xu+o+.c"!!!
Anh, Chi., Em; Ba.n Be` co' khi bo? Chu' co^ d-o+n mo^.t mi`nh ca(.m cu.i nha(.t la' Bo^` D-e^` no+i sa^n chu`a va('ng nga`y na`y qua nga`y kha'c. Kho^ng bie^'t chu' co' so+. va` buo^`n kho^ng? Chi? tha^'y khi me^.t tho+`i Chu' nghi~, khi d-o'i tho+`i Chu' a(n, khi kha't tho+`i Chu' uo^'ng, khi la.nh tho+`i khoa'c the^m a'o, va` khi no'ng thi` co+?i a'o ra, la(n d-u`ng du+o+'i co^.i Bo^` D-e^` ma` nga'y kho` kho`, ro^`i mo+ tha^'y nhu+~ng d-ie^`u thu' vi. cu?a tuo^?i tha^`n tie^n!!!
Thie^n ha. tho+`i tha^'y cu~ng phi` cu+o+`i! Cha(?ng the`m CHA^'P!
Tho+`i na`y, chu+' ne^'u nhu+ tho+`i phong kie^'n "Qua^n xu+? Tha^`n tu+?, tha^`n ba^'t tu+? ba^'t trung", thi` ca'i to^.i "d-a ngo^n d-a va(n" cu?a Chu' Tie^?u co' khi d-a~ bi. "tru di tam to^.c" ro^`i. I't nu+~a thi` cu~ng bi` d-a`y a?i nhu+ tru+o+`ng ho+.p cu?a To^ D-o^ng Pha... Nhu+ng cu~ng hay... nho+` the^' ma` nha^n loa.i d-a~ ho+n mo^.t la^`n nghie^ng mi`nh chie^m ngu+o+~ng tru+o+'c nhu+~ng a'ng tho+ va(n ba^'t hu? cu?a mo^.t ba^.c vi~ nha^n:
"Lo^ so+n ye^n to?a Trie^'t giang trie^`u
Vi. d-a'o sinh bi`nh ha^.n ba^'t tie^u
D-a'o d-a('c hoa`n lai vo^ bie^.t su+.
Lo^ so+n ye^n to?a Trie^'t giang trie^`u"
Di.ch (kho^ng nho+' di.ch gia?):
"Mu` to?a Lo^ so+n so'ng Trie^'t giang.
Khi chu+a d-e^'n d-o' ha^.n muo^n va`n.
D-e^'n ro^`i ve^` la.i kho^ng gi` la..
Mu` to?a Lo^ so+n so'ng Trie^'t giang."
Cho ne^n mo+'i no'i, d-o.c nhu+~ng ma^~u chuye^.n cu?a Chu' Tie^?u, pha^`n lo+'n la` nhu+~ng d-ie^`u ra^'t thu+o+`ng trong d-o+`i so^'ng, ra^'t tha^.t trong sinh hoa.t cu?a Gia d-i`nh Pha^.t tu+? chu'ng ta. Ne^n vi` le~ d-o', khi cha.m pha?i "cha^n die^.n mu.c" cu?a nhu+~ng va^'n d-e^` "nha.y ca?m tho+`i d-a.i", co' khi no' se~ la`m mi`nh... tha^'y d-au, ro^`i d-a^m "ha^.n ba^'t tie^u". Ta.i sao? Ta.i vi` tu+. mi`nh chu+a ti`m ra lie^.u thuo^'c na`o chu+~a tri. ngay d-u+o+.c. Chu+' ne^'u nhu+ d-a~ co' thuo^'c, nghi~a la` d-a~ "d-e^'n ro^`i ve^`" thi` vo^'n "kho^ng co' gi` la.". Cu~ng chi? mo^.t co~i "Mu` to?a Lo^ So+n so'ng Trie^'t giang".
D-o.c nhu+~ng ma^~u chuye^.n d-o+`i thu+o+`ng cu?a Chu' Tie^?u, cu~ng nhu+ va.ch ma^y tra('ng su+o+ng mu` d-i va`o 36 ngo.n nu'i Lo^, quye^'t nhi`n tha(?ng va`o cha^n die^.n mu.c cu?a nhu+~ng ta?ng d-a' la.nh su+`ng su+?ng giu+~a tro+`i co^ ti.ch va.n thuo+? d-e^? pha' tan bo+` co~i DI. / D-O^`NG, kho^ng co`n tha^'y ta vo+'i ngu+o+`i, ti`nh va` ca?nh la` nhu+~ng con d-u+o+`ng chia re~ pha^n d-o^i.
He^'t tha?y chu'ng ta, tre^n ha`nh tri`nh "d-oa. d-a`y vie^~n mo^.ng" cu?a kie^'p ngu+o+`i nga('n ngu?i nhu+ nhau, nhu+~ng ngo.n nu'i Lo^ va^~n tha^'p thoa'ng mo+? ra ro^`i "khe'p la.i trong mo^.t co~i mo^.ng kho^ng lo+`i", nhu+ nhu+~ng ma^~u chuye^.n "ngu. ngo^n tru`ng ngo^n" tho+`i d-a.i d-u+o+.c die^~n d-a.t qua lo+`i ke^? cu?a Chu' Tie^?u, co' khi cu~ng co' chu't na(ng lu+.c d-a^?y (d-a`y) mi`nh d-e^'n ky` cu`ng, ky` cu`ng d-e^? "cho tha`nh ky` die^.u tuye^.t mu+'c".
TNA(hn)
Garden Grove 10.01.2005
Qua?ng Pha'p
Tản mạn về những “công án Lô Sơn Chân Diện Mục”
của Chú Tiểu
Gần đây, chúng ta vẫn nhận đều các mẫu chuyện ngắn ký dưới bút hiệu Chú Tiểu. Cái tên ngay tự ban đầu đã tạo cho chúng ta một ấn tượng “dễ thương”, và hầu hết những cốt chuyện mà Chú Tiểu kể lại, mơ thấy, nghĩ ngợi… rồi mang ra chia sẻ với anh chị em quả thật rất ý nhị và dễ thương vô cùng. Ngoại trừ một điều là thỉnh thoảng, nhiều khi… Chú “nói không đúng chỗ, phải lúc, mà nhất là… Chú chọn không đúng người!!!”
Nhưng suy cho cặn kẻ, thì làm sao biết được ở đâu là đúng chỗ và khi nào thì phải lúc. Bởi tâm cảm của mỗi con người DỊ / ĐỒNG và như “vượn chuyền cành”, mà tai ách nhất là phần lớn chúng sanh chỉ thích nghe những điều hợp ý mình, còn như những việc không cùng suy nghĩ với mình thì bất luận có đúng hay là sai đều cho là Chú đang “nói quấy”, có khi bị trách nặng hơn là “hỗn”, là “xấc xược”!!!
Anh, Chị, Em; Bạn Bè có khi bỏ Chú cô đơn một mình cặm cụi nhặt lá Bồ Đề nơi sân chùa vắng ngày này qua ngày khác. Không biết chú có sợ và buồn không? Chỉ thấy khi mệt thời Chú nghĩ, khi đói thời Chú ăn, khi khát thời Chú uống, khi lạnh thời khoác thêm áo, và khi nóng thì cởi áo ra, lăn đùng dưới cội Bồ Đề mà ngáy khò khò, rồi mơ thấy những điều thú vị của tuổi thần tiên!!!
Thiên hạ thời thấy cũng phì cười! Chẳng thèm CHẤP!
Thời này, chứ nếu như thời phong kiến “Quân xử Thần tử, thần bất tử bất trung”, thì cái tội “đa ngôn đa văn” của Chú Tiểu có khi đã bị “tru di tam tộc” rồi. Ít nữa thì cũng bì đày ải như trường hợp của Tô Đông Pha… Nhưng cũng hay… nhờ thế mà nhân loại đã hơn một lần nghiêng mình chiêm ngưỡng trước những áng thơ văn bất hủ của một bậc vĩ nhân:
“Lô sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo sinh bình hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều”
Dịch (không nhớ dịch giả):
“Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.
Khi chưa đến đó hận muôn vàn.
Đến rồi về lại không gì lạ.
Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.”
Cho nên mới nói, đọc những mẫu chuyện của Chú Tiểu, phần lớn là những điều rất thường trong đời sống, rất thật trong sinh hoạt của Gia đình Phật tử chúng ta. Nên vì lẽ đó, khi chạm phải “chân diện mục” của những vấn đề “nhạy cảm thời đại”, có khi nó sẽ làm mình… thấy đau, rồi đâm “hận bất tiêu”. Tại sao? Tại vì tự mình chưa tìm ra liệu thuốc nào chữa trị ngay được. Chứ nếu như đã có thuốc, nghĩa là đã “đến rồi về” thì vốn “không có gì lạ”. Cũng chỉ một cõi “Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết giang”.
Đọc những mẫu chuyện đời thường của Chú Tiểu, cũng như vạch mây trắng sương mù đi vào 36 ngọn núi Lô, quyết nhìn thẳng vào chân diện mục của những tảng đá lạnh sừng sửng giữa trời cô tịch vạn thuở để phá tan bờ cõi DỊ / ĐỒNG, không còn thấy ta với người, tình và cảnh là những con đường chia rẽ phân đôi.
Hết thảy chúng ta, trên hành trình “đoạ đày viễn mộng” của kiếp người ngắn ngủi như nhau, những ngọn núi Lô vẫn thấp thoáng mở ra rồi “khép lại trong một cõi mộng không lời”, như những mẫu chuyện “ngụ ngôn trùng ngôn” thời đại được diễn đạt qua lời kể của Chú Tiểu, có khi cũng có chút năng lực đẩy (đày) mình đến kỳ cùng, kỳ cùng để “cho thành kỳ diệu tuyệt mức”.
TNA(hn)
No comments:
Post a Comment